Thị trường đang thiếu động lực dẫn dắt từ nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, trong khi dòng tiền tập trung ở nhóm vốn hoá vừa và nhỏ. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm, chia sẻ trong Talkshow Chọn danh mục kỳ 12: Khơi dòng vốn sản xuất kinh doanh do Báo Đầu tư tổ chức chiều 14/7, ông Minh bày tỏ quan điểm bắt đầu kỳ vọng ở nhóm cổ phiếu ngân hàng có thể dẫn dắt thị trường.

Luận điểm được ông Minh đưa ra bao gồm, xét về định giá, hiện PB dự phóng năm 2022 của nhóm này mới 1,2 lần, thấp hơn nhiều so với mức định giá chuẩn là 2 lần, nên về góc độ định giá là hấp dẫn cho cổ phiếu ngân hàng cho giai đoạn này, là vùng an toàn. An toàn là nhìn ở góc độ top down của thị trường, hiện xác suất giảm giá của thị trường đang thấp hơn so với khả năng upside trong nửa cuối năm. Rủi ro thị trường giảm nhiều so với trước, về mức trung tính.

Chưa kể, thời gian qua, room tín dụng bị ảnh hưởng, trong kịch bản tích cực room tín dụng được nới ra trong quý 3, thì dự báo ROE ngành ngân hàng đạt 21% trong 2022, vẫn đảm bảo tỷ suất tốt với mặt bằng chung thị trường hiện nay.

Thời điểm để quay lại

"Xúc tác chính là nới room tín dụng ngân hàng nếu thực hiện được trong quý 3 sẽ là rất tích cực", ông Minh nói và cho rằng, đang hội tụ cả 2 yếu tố là nhóm ngân hàng và diễn biến thị trường, thì đây là thời điểm an toàn để quay lại nhóm cổ phiếu vua.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng lo ngại Thông tư 14 dừng thì nợ xấu sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Ông Minh chia sẻ, mức nợ cơ cấu có khuynh hướng giảm từ tháng 12/2021 là tín hiệu tốt, nên tác động của Thông tư 14 cũng sẽ có phân hoá giữa các nhóm cổ phiếu ngân hàng. Về khả năng dự phòng, tổng quan thì vẫn tăng 5% so với cùng kỳ vì tỷ lệ bao phủ nợ nhiều ngân hàng đang thấp so với mặt bằng chung. Còn các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, được xử lý trong năm 2021 thì áp lực chi phí dự phòng không cao trong 2022.

Chia sẻ thêm thông tin khi làm việc với các khách hàng về nội lực, sức chống chịu của các doanh nghiệp hiện nay so với giai đoạn nền kinh tế và thị trường chứng khoán khó khăn như 2018 ra sao? Ông Minh cho biết, năm 2018 và 2022, điểm chung là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ - tăng lãi suất. Bối cảnh cũng tương đồng, như 2018 là xung đột chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, 2022 là Nga -Ukraine, tác động giá dầu tăng vọt.

Tuy nhiên, sự khác nhau cũng nhiều, mức độ tác động lạm phát 2018 vừa phải, 2022 thì lạm phát có tác động mạnh và mức nóng chưa từng có trong lịch sử, ảnh hưởng trực tiếp TTCK thời gian qua.

Cụ thể, năm 2021 vốn hóa và thanh khoản tăng nhiều, hiện D/E (nợ trên vốn chủ sở hữu) trung bình của doanh nghiệp niêm yết tăng nhẹ so với 2018, nhưng chưa đáng cảnh báo trong bối cảnh ROE đang duy trì cao và hồi phục dự báo tốt trong nửa cuối năm.

Ngoài ra, giá trị vốn hóa và thanh khoản vượt trội hơn 2018 là bước nền cho thấy thị trường đã phát triển tốt trong 2 năm qua. TTCK khi đã hút được dòng tiền của nhà đầu tư từ kênh đầu tư khác, trong đó có tiết kiệm – là yếu tố hỗ trợ, để năm2022 dù khó khăn như năm 2018, nhưng cũng có điểm khác và sẽ được giải quyết.

Nhóm ngành triển vọng nửa cuối năm

Trong quý 2, sức mua toàn cầu ảnh hưởng khi lạm phát tăng mạnh, qua đó ảnh hưởng tới tăng trưởng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng mạnh, nên biên lợi nhuận gộp ít nhiều ảnh hưởng. Mặt bằng chung so sánh tăng trưởng cùng kỳ 2021 vẫn dương, nhưng so với quý 1 thì sụt giảm hơn.

Ông Minh kỳ vọng ở doanh nghiệp sản xuất sẽ duy trì được đà tăng trưởng trong 2022, tất nhiên, ngành hàng không thiết yếu cũng sẽ bị ảnh hưởng, tiêu dùng bán lẻ cũng ảnh hưởng vì sức mua đã giảm. Với doanh nghiệp sản xuất, thực phẩm thức uống vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt. Nhóm điện nước, công nghệ, ngân hàng kỳ vọng vẫn tăng trưởng trong 2022

Với nhóm xuất khẩu, quý 2 tương tự như nhóm sản xuất thực phẩm, vẫn tăng tốt so với cùng kỳ, vì doanh nghiệp thay đổi được chất lượng sản phẩm và đi vào các thị trường chấp nhận được mức giá tốt hơn. Quý 3 và quý 4, ông Minh vẫn kỳ vọng nhóm này, vì nửa cuối năm 2021 là cơ sở thấp, tăng trưởng thấp, nên trong nửa cuối 2022 có thể có tăng trưởng đột biến.

Còn với cổ phiếu bất động sản, ông Minh vẫn giữ quan điểm thận trọng, chưa thể tích cực. Với dòng chứng khoán, theo ông Minh, sẽ phụ thuộc diễn biến chung của thị trường, trong quý tới, kết quả kinh doanh có thể vẫn khó khăn, khi thanh khoản sụt giảm, và tự doanh cũng tác động rất nhiều

Ông Minh đưa ra lời khuyên, trong ngắn và trung hạn nên bắt đầu quan sát nhóm cổ phiếu đặt kỳ vọng tăng trưởng thời gian tới. Lưu ý, chiến lược phòng thủ vấn phải được ưu tiên, vì đối mặt lạm phát cao, vì chưa hạ nhiệt về vùng thấp 2022. Nên sản xuất thực phẩm, điện nước, công nghệ, hàng tiêu dùng nên được ưu tiên

"Trong 6 tháng cuối năm, có khả năng trở lại nhóm tài chính, đặc biệt là ngân hàng. Dài hạn vẫn là cơ hội tích lũy cổ phiếu trong thời điểm giảm mạnh là chiến lược đúng đắn. Đặc biệt hiện nay, vùng hỗ trợ mạnh 1.000 - 1.100 điểm là vùng hỗ trợ dài hạn của thị trường", ông Minh nhận định.

Do đâu Đầu tư Đa quốc gia I.D.I (IDI) bị xử phạt 125 triệu đồng?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 125 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Đầu tư ...

Kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ, cổ phiếu LCM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc

BCTC kiểm toán năm 2019, 2020, 2021 của CTCP Khai thác và Chế biến khoáng sản Lào Cai đều có ý kiến ngoại trừ của ...

Chị gái Chủ tịch Đạt Phương “bỏ túi” khoảng 12 tỷ đồng sau khi thoái thành công 300.000 cổ phiếu DPG

Bà Lương Thị Thanh, chị gái ông Lương Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Đạt Phương (HOSE – Mã: DPG) vừa bán 300.000 cổ phiếu ...