Ngịch lý cổ phiếu chuyển niêm yết   khối ngoại rút khỏi HOSE
Các cổ phiếu có thông tin sẽ chuyển sang giao dịch trên sàn HOSE có dấu hiệu bứt phá về giá so với thị trường chung (Ảnh minh họa)

Theo ghi nhận, một số doanh nghiệp như CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (APH), CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH), CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (DGC) mới đây đã lần lượt chào sàn thành công tại HOSE.

Hiện tại, có 5 doanh nghiệp đã được HOSE chấp thuận niêm yết và chờ thời điểm lên sàn, trong đó có Tổng CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (BCM). Doanh nghiệp này dự kiến chào sàn 31/8 tới với khối lượng 1,035 tỷ cổ phiếu, giá tham chiếu 28.000 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh đó, có 9 công ty đã nộp hồ sơ niêm yết trên HOSE trong năm 2020 (bao gồm Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes) và đang chờ phản hồi của lãnh đạo HOSE,

Ngoài ra, có 3 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ niêm yết từ năm 2019.

Trong các doanh nghiệp nêu trên, một số doanh nghiệp hiện đang trú chân tại UpCOM như BCM, LPB.

Theo quan sát, từ chủ trương chuyển sàn niêm yết, thời gian qua, các mã cổ phiếu kể trên cùng với rất nhiều mã khác đang bắt đầu thu hút được sự quan tâm của dòng tiền đầu tư.

ảnh 1

Thực tế "phi thực tế"

Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế kể từ đầu năm tới ngày 21/8, khối ngoại đã bán ròng 1.035,4 tỷ đồng trên HOSE. Nếu loại trừ giao dịch mua ròng 14.947,1 tỷ đồng trong tháng 6, chủ yếu là giao dịch thoả thuận cổ phiếu VHM thì dòng vốn ngoại có xu hướng rút ròng từ tháng 2 tới nay.

Cụ thể, tháng 2, khối ngoại rút ròng 2.730,4 tỷ đồng; tháng 3 rút ròng 7.952,2 tỷ đồng; tháng 4 rút ròng 6.020,8 tỷ đồng; tháng 5 rút ròng 451,3 tỷ đồng và đến tháng 7 rút ròng 462,4 tỷ đồng,...

Như vậy, kỳ vọng các doanh nghiệp chuyển sàn có thể sớm thu hút được sự chú ý của giới đầu tư (bao gồm quỹ đầu tư ngoại) có thể sẽ gặp thách thức vì dòng tiền khối ngoại chưa có dấu hiệu quay lại mua ròng tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Không ít ý kiến cho rằng, để dòng vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh xuống tiền tại thị trường, rất cần kinh tế thế giới bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.

Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố vĩ mô còn nhiều bất định, dòng tiền toàn cầu vẫn có xu hướng chuyển dịch sang tài sản an toàn hoặc tài sản ở các quốc gia phát triển thay vì các nước cận biên, mới nổi. Như vậy trong ngắn hạn, kỳ vọng thu hút dòng vốn ngoại vào các doanh nghiệp chuyển sàn nhiều khả năng chưa trở thành hiện thực bởi việc chuyển sàn chỉ là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

Sau những cuộc "rời bỏ" của các "đại gia" tỷ đô

Thời gian tới, nếu ACB và SHB chuyển niêm yết thành công sang HOSE, có lẽ sẽ còn rất lâu nữa mới có doanh nghiệp ...

Cổ phiếu PIT bật tăng sau khi chuyển sang diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức chuyển cổ phiếu của CTCP Xuất nhập khẩu Petrolimex - Pitco (HOSE - ...

Đô thị Nam Hà Nội (NHA) chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 36%

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (HNX – Mã: NHA) chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng ...