dhdcd viglacera du kien loi nhuan giam 23 thoai von nha nuoc vao cuoi nam 2020

Becamex IDC đặt kế hoạch kinh doanh giảm mạnh cho năm 2020

dhdcd viglacera du kien loi nhuan giam 23 thoai von nha nuoc vao cuoi nam 2020

Nhơn Trạch 2 (NT2) ước nửa đầu năm đạt 400 tỉ đồng lợi nhuận

dhdcd viglacera du kien loi nhuan giam 23 thoai von nha nuoc vao cuoi nam 2020
ĐHĐCĐ thường niên 2020 của VGC.

Năm 2019, Viglacera ghi nhận doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty đạt 10.145 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 970 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch.

Tính riêng Công ty mẹ, doanh thu đạt 4.235 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 719 tỷ đồng, đạt 111% so với kế hoạch ĐHĐCĐ giao, tăng lãi 111 tỷ đồng so với thực hiện năm 2018; đảm bảo mục tiêu lợi nhuận và tỷ lệ chia cổ tức năm 2019 là 11%, cao hơn 0,5% theo cam kết với Đại hội đồng cổ đông.

Kế hoạch cho năm 2020, Viglacera đặt kế hoạch 8.300 tỷ đồng doanh thu và 750 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, giảm lần lượt 18% và 23% so với năm 2019. Kết quả kinh doanh của công ty mẹ dự kiến lãi giảm 17% xuống còn 600 tỷ đồng.

dhdcd viglacera du kien loi nhuan giam 23 thoai von nha nuoc vao cuoi nam 2020
Nguồn: Tài liệu họp ĐHĐCĐ 2020 của Viglacera

Theo ban lãnh đạo công ty, bản kế hoạch này đã xem xét đến các yếu tố bất lợi do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Tổng công ty.

Trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các nhà máy trong tổng công ty phải giảm công suất 40-50%. Trước đó, hoạt động quý I của Viglacera tốt và ở thời điểm hiện tại cũng đang hồi phục trở lại.

Ngoài mảng vật liệu xây dựng, một mảng kinh doanh quan trọng khác của Viglacera là bất động sản công nghiệp – lĩnh vực tổng công ty đã tham gia từ năm 2000. Phó tổng giám đốc Trần Ngọc Anh cho biết ở thời điểm hiện tại công ty đã bán được 110ha/160 ha, tương đương 70% kế hoạch kinh doanh bất động sản khu công nghiệp cả năm.

Chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng giúp dịch chuyển nhanh và là cơ hội tiềm năng cho bất động sản khu công nghiệp. Nhưng một ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch chính là sự suy giảm tổng cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng đơn hàng của các doanh nghiệp sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng, tiền đã chuyển, vẫn chưa sang bàn giao đất hay triển khai dự án. Dịch Covid-19 hoàn toàn có thể khiến các nhà đầu tư phải hoãn lại chương trình đầu tư. Việc ghi nhận lợi nhuận do đó phụ thuộc nhà đầu tư có đầu tư hay không.

Mặc dù đặt ra kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng âm, phương án chia cổ tức năm 2020 dự kiến vẫn đi ngang so với kế hoạch năm trước (10,5%).

Viglacera và Gelex sẽ phối hợp phát triển hạ tầng khu công nghiệp

tại phiên họp cổ đông thường niên 2020 của Gelex ngày 18/6, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Gelex kiêm Chủ tịch HĐQT Viglacera cho biết 2 công ty sẽ phối hợp để trở thành nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Gelex sẽ trực tiếp là chủ đầu tư khu công nghiệp thông qua phối hợp sử dụng thương hiệu của Viglacera - do là doanh nghiệp Nhà nước nên quá trình đầu tư cần nhiều thời gian. Hai bên đang triển khai các thủ tục pháp lý để mở rộng dự án 100 ha tại Tây Ninh lên 600 ha, đã mua khu công nghiệp Long Sơn 800 ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tại đại hội, bà Đỗ Thị Phương Lan, thành viên HĐQT cũng cho biết Viglacera phát triển khu công nghiệp mạnh ở phía Bắc nhưng chưa xuất hiện nhiều ở miền Nam. Gelex sẽ hợp tác để giúp Viglacera Nam tiến. Hai bên sẽ tách bạch trong quá trình thực hiện. Phát triển khu công nghiệp gồm 4 bước, phát triển quỹ đất, phát triển hạ tầng, phát triển sản phẩm và bán sản phẩm. Viglacera hiện nay gặp khó trong quá trình phát triển quỹ đất do vẫn là công ty có vốn Nhà nước. Do đó, Gelex sẽ thực hiện việc này. 3 bước phía sau sẽ được do Viglacera đảm nhiệm. Chủ đầu tư sẽ được hưởng lợi từ đất, trong khi đơn vị kinh doanh khu công nghiệp sẽ nhận lợi nhuận từ hoạt động này.

Bộ Xây dựng có thể thoái toàn bộ vốn khỏi Viglacera vào cuối năm 2020

Tại đại hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết Bộ đang có kế hoạch thoái toàn bộ vốn khỏi Viglacera vào cuối năm 2020. Bộ Xây dựng đang lên phương án trình Thủ tướng, nỗ lực thực hiện thoái vốn công khai, minh bạch, đảm bảo không làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết sau khi có báo cáo bán niên là thời điểm xác định định giá cổ phần. Tháng 11 đến tháng 12 sẽ hoàn thành thoái vốn Nhà nước. VGC là thuộc đối tượng thoái vốn có phương án cụ thể, Bộ sẽ có ý kiến báo cáo Thủ tướng các bước phải làm để thực hiện trong năm 2020.

Sau đợt thoái vốn năm 2019, Bộ Xây dựng hiện đang nắm giữ 38,85% cổ phần Viglacera. Nhóm cổ đông chiến lược Gelex đang nắm giữ xấp xỉ 25% cổ phần Viglacera và có kế hoạch gia tăng sở hữu chi phối khi Bộ Xây dựng thoái vốn. Gelex cũng lên kế hoạch lãi trước thuế 975 tỷ đồng trong năm 2020 nếu hoàn tất hợp nhất Viglacera trong quý 4.