Quốc hội đồng ý với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines
Kết quả biểu quyết thông qua "cứu" Vietnam Airlines. Ảnh: Chụp màn hình

Cụ thể, Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, Vietnam Airlines được phép chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ khi đáp ứng được quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật Chứng khoán. Điều này có nghĩ Vietnam Airlines chỉ cần đáp ứng điều kiện tại thời điểm đăng ký chào bán vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên; có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có công ty chứng khoán tư vấn… và bỏ qua yếu tố hoạt động kinh doanh có lãi, không có lỗ lũy kế.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được giao nhiệm vụ thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại tổng công ty và cho phép xác định việc đầu tư thuộc dự án nhóm A.

Phương án xin hỗ trợ từ Chính phủ mà tổng công ty đề xuất là 12.000 tỷ đồng gồm 4.000 tỷ đồng thông qua cho vay và tăng vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng.

Trả lời báo chí, ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết Vietnam Airlines được vay 4.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi mức thấp nhất theo chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, thông qua 1 tổ chức tín dụng của nhà nước chứ không phải nhà nước cấp thẳng. Vietnam Airlines vẫn phải đảm bảo đủ điều kiện là có tài sản đảm bảo. Hiện doanh nghiệp này có hơn 5.000 tỷ đồng nên được cho vay 4.000 tỷ. Lãi suất ưu đãi khoảng 4%/năm và Vietnam Airlines có trách nhiệm trả lãi trong 3 năm, khoảng 480 tỷ đồng.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu thuần 9 tháng giảm 56,8% xuống 32.411 tỷ đồng không đủ bù đắp giá vốn dẫn đến khoản lỗ gộp 7.707 tỷ đồng. Dù chi phí lãi vay, chi phí bán hàng, quản lý được tiết giảm nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn lỗ 10.675 tỷ đồng, lỗ lũy kế hiện là 8.874 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu còn 6.610 tỷ đồng.

Tại cuộc họp do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tổ chức ngày 5/11, ông Trịnh Hồng Quang - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết cả năm 2020 có thể lỗ 13.000 tỷ đồng và sang năm 2021 vẫn lỗ nếu thị trường quốc tế không phục hồi.

Việc lỗ lớn dẫn đến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 6.270 tỷ đồng trong khi cùng kỳ dương 7.874 tỷ đồng. Nguồn lực tài chính của hãng cũng giảm đáng kể khi lượng tiền và tiền gửi còn khoảng 3.327 tỷ đồng, giảm so với mức 6.540 tỷ đồng đầu năm hay 4.270 tỷ đồng cuối quý II. Tổng vay nợ tài chính đang là 35.056 tỷ đồng, tăng hơn 3.100 tỷ so với đầu năm. Trong đó, Vietnam Airlines đã vay ngắn hạn thêm gần 6.100 tỷ đồng để bù đắp dòng tiền.

Vietnam Airlines bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất nửa đầu năm 2020 ...

Giữ nguyên cơ cấu cổ đông tại Pacific Airlines

Nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng lợi nhuận của hãng hàng không Jetstar Pacific. Vietnam Airlines cùng với Tập ...

Chính phủ họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines

KTCKVN - Chiều ngày 29/6/2020, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng Công ty Hàng ...