Công ty CP sản xuất ô tô Thành Công Việt Nam phản ánh vướng mắc liên quan đến quy định tại Thông tư 11/2022/TT-BKHCN ngày 10/8/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô. Công ty CP sản xuất ô tô Thành Công Việt Nam cho rằng, việc bãi bỏ quy định về mức độ rời rạc của bộ linh kiện sẽ tạo lỗ hổng hành lang pháp lý, không khuyến khích các DN đầu tư nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô trong nước đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị, cũng như đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ. Công ty CP sản xuất ô tô Thành Công Việt Nam nhấn mạnh, bỏ quy định về mức độ rời rạc còn khiến các DN cắt giảm các công đoạn sản xuất do nhập các bộ phận linh kiện bán thành phẩm liền khối lớn, dẫn đến cắt giảm lực lượng lao động, tạo ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội.

Doanh nghiệp kiến nghị gì trước thềm hội nghị đối thoại thường niên 2022?
Một hoạt động diễn đàn thương mại của doanh nghiệp

Theo đó, Công ty này kiến nghị bổ sung quy định về mức độ rời rạc vào các nghị định hoặc có hướng dẫn cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho các DN yên tâm sản xuất, đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị. Bởi theo Công ty CP sản xuất ô tô Thành Công Việt Nam, trong giai đoạn chuyển tiếp, tiếp tục giữ nguyên các quy định về mức độ rời rạ, các DN tiếp tục được hưởng thuế suất ưu đãi và được hưởng ưu đãi hoàn thuế theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP và Nghị định 101/2021/NĐ-CP.

Liên quan đến thực hiện quy định tại Nghị định 101/2021/NĐ-CP, Công ty CP sản xuất ô tô Thành Công Việt Nam kiến nghị bổ sung hướng dẫn rõ ràng việc áp dụng ưu đãi theo Quyết định 229/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ đối với các đối tượng được nêu trong quyết định, tránh các trường hợp không thống nhất gây tranh cãi.

Là DN thường xuyên có hoạt động qua địa bàn Cục Hải quan Khánh Hòa, Công ty TNHH Hải Vương nêu, theo Điều 3 của Quy chuẩn an toàn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện ACVN 01-2008/BLĐTBXH, đăng ký NK bình khí rỗng CO tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thì cơ quan Hải quan mới duyệt tờ khai, trong khi Sở Lao động Thương binh và Xã hội lại không có chức năng kiểm định bình CO nên DN phải đăng ký thêm tại trung tâm kiểm định thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã gây ra nhiều bất cập, tăng thời gian, chi phí cho DN. Do đó, DN đề nghị, cơ quan Hải quan chỉ hước dẫn đăng ký 1 bản nơi Trung tâm Kiểm định thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý.

Công ty CP Tong Hong Tannery Việt Nam nêu thắc mắc về cách xác định “thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam” theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương do không có thông tin, dữ liệu để tra cứu, tìm kiếm. Do đó, công ty đề nghị, cơ quan Hải quan hướng dẫn hoặc xây dựng công cụ hỗ trợ để tra cứu giúp xác định “thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam”.