Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân... Vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng. Công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ của HNX và HoSE. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/2/2021.

Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam có nhiệm vụ chính là xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; Xây dựng và ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giá dịch chứng khoán, công bố thông tin; Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Giám sát HNX và HoSE thực hiện các quy chế hoạt động nghiệp vụ; Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ thông tin; Quản lý giám sát 2 Sở giao dịch...

Theo quyết định, HNX có nhiệm vụ chính là tổ chức, vận hành thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh, thị trường giao dịch trái phiếu và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác... Trong khi đó, HoSE sẽ tổ chức, vận hành thị trường giao dịch cổ phiếu và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác...Vốn điều lệ hiện tại của HoSE là 1.200 tỷ đồng và HNX là 750 tỷ đồng.

Điểm chung trong nhiệm vụ của 2 Sở là cùng giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán, giám sát hoạt động công bố thông tin của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư; Đầu tư triển khai hệ thống công nghệ thông tin; Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán trong trường hợp giá khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường...

Trước đó, ngày 26/11/2019, hơn 92% đại biểu tham gia biểu quyết thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi trong đó Luật quy định thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam dưới hình thức Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Thủ tướng quyết định việc lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và việc thành lập công ty con của Sở này theo đề nghị của Bộ trưởng Tài chính. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và công ty con chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tại báo cáo giải trình trước đó, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho biết, có ý kiến thống nhất như dự thảo Luật chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán làm đầu mối quản trị điều hành. Song, cũng có ý kiến đề nghị không quy định chỉ có một Sở.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng mô hình Sở Giao dịch Chứng khoán duy nhất là đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán là phù hợp, cần thiết để thống nhất bộ máy quản lý, điều hành, nền tảng công nghệ, chuẩn hoá tiêu chí niêm yết, công bố thông tin... thay vì hai hệ thống giao dịch, hệ thống chỉ số chứng khoán của hai Sở như hiện nay.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ tại thời điểm đó, trước mắt chưa sáp nhập hai Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và TP. HCM thành một sở. Thay vào đó, cơ quan quản lý sẽ phân định lại chức năng, nhiệm vụ của hai Sở giao dịch chứng khoán theo hướng trái phiếu và chứng khoán phái sinh được giao dịch tại Hà Nội trong khi cổ phiếu giao dịch tại TP. HCM. Nhà điều hành sẽ thống nhất một hệ thống chỉ số giao dịch.

Sớm ban hành nghị định sửa đổi 3 nghị định về cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước

Sáng ngày 10/8, tại Trụ sở Chính phủ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban ...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tín dụng năm nay phải tăng trưởng ít nhất 10%

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách gia hạn nợ, miễn giảm lãi ...

Thủ tướng phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020

KTCKVN - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 908/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái ...