Mặc dù vậy, triển vọng cho các doanh nghiệp có tiềm năng tốt vẫn có bởi theo nhận định của Cục Ðầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, mặc dù chịu tác động từ dịch COVID-19, song dòng vốn gián tiếp đầu tư vào Việt Nam trong 4 tháng vừa qua vẫn gia tăng.

Số thương vụ đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần vẫn tăng gần 33% về thương vụ giao dịch so với cùng kỳ 2019.

“Nhà đầu tư vẫn đang âm thầm mua vào, cho thấy thị trường và xu hướng thu hút dòng vốn đầu tư vẫn có nhiều tín hiệu tích cực, nhất là đối với các doanh nghiệp có tiềm năng tốt”, ông Ðỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Ðầu tư nước ngoài cho biết.

thoai von va co phan hoa doanh nghiep bai 3 10 giai phap trong tam

Mặc khác, theo đánh giá của các chuyên gia, với việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm tạo tác động lan tỏa tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhu cầu gia tăng nguồn vốn chi cho ngân sách là khá căng thẳng trong bối cảnh nguồn thu từ ngân sách sẽ giảm bởi việc thực thi các gói hỗ trợ giãn hoãn các loại thuế, phí.

Trong điều kiện này, để cân đối có đủ nguồn vốn cho nhu cầu chi ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ kế hoạch, rất có thể, phương án thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp có yếu tố cơ bản tốt, vốn được nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm như Sabeco, Habeco, VEAM, Vinamilk… cũng được tính tới.

10 giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa

Theo Bộ Tài chính, cần thực hiện các giải pháp dưới đây để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN):

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN theo Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII, Nghị quyết số 60/NQ-QH14 của Quốc hội.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN và doanh nghiệp có vốn Nhà nước về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp theo chỉ đạo, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ba là, hoàn thành việc phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý theo đúng quy định tại Quyết định số 707/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thủ trưởng, người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm đôn đốc các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN triển khai thực hiện phương án cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại đã được phê duyệt.

Bốn là, các DNNN thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo đúng quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Năm là, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hóa đến hết năm 2020 triển khai hoàn thành công tác xác định giá trị doanh nghiệp, xử lý tài chính, công bố giá trị doanh nghiệp trong năm 2020.

Sáu là, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước phải thực hiện thoái vốn trong năm 2020 triển khai công tác thoái vốn theo quy định, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quy định đối với các trường hợp thoái vốn gặp khó khăn, vướng mắc để điều chỉnh cho phù hợp.

Bảy là, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa: Thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật; Thực hiện bàn giao các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về SCIC theo đúng quy định hiện hành.

Tám là, đề nghị người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo kế hoạch đã đề ra, gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả triển khai công tác cơ cấu lại DNNN, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi không hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ đã giao.

Chín là, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước: Vừa đảm bảo yêu cầu chống dịch COVID-19, vừa đảm bảo tối đa hoạt động sản xuất, kinh doanh; Rà soát, điều chỉnh lại các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2020 cho phù hợp với tình hình mới, trong đó, xây dựng các giải pháp ứng phó rủi ro, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, thị trường, đề xuất, kiến nghị cụ thể giải pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau khi dịch kết thúc.

Mười là, các DNNN nghiên cứu, áp dụng công nghệ thông tin để khắc phục các khó khăn, tiếp tục triển khai, duy trì hoạt động trong thời gian dịch bệnh diễn ra, nghiên cứu các biện pháp khắc phục hậu quả, khẩn trương phục hồi sản xuất kinh doanh.

thoai von va co phan hoa doanh nghiep bai 3 10 giai phap trong tam Thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp (bài 1): Chuyển động ì ạch

KTCKVN - Trong gần 5 tháng đầu năm, không có doanh nghiệp nào được cổ phần hóa, trong khi mới chỉ có báo cáo cổ ...

thoai von va co phan hoa doanh nghiep bai 3 10 giai phap trong tam Chứng khoán Dầu khí không còn là cổ đông lớn tại TMT

KTCKVN - Mới đây, CTCP Chứng khoán Dầu khí (HNX – Mã: PSI) đã có thông báo về việc bán ra 3,6 triệu cổ phiếu ...

thoai von va co phan hoa doanh nghiep bai 3 10 giai phap trong tam Quốc Cường Gia Lai muốn thoái sạch vốn tại Bất động sản Sông Mã

KTCKVN - CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE - Mã chứng khoán: QCG) mới đây ra thông báo việc chuyển nhượng toàn bộ vốn điều ...