Xây dựng số 1 (CC1): Báo lãi quý I/2022 gấp 4 lần cùng kỳ

Cập nhật: 10:20 | 05/05/2022 Theo dõi KTCK trên

BCTC ghi nhận đến 31/3/2022, CC1 còn 1.221 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, giảm 100 tỷ đồng so với số liệu đầu năm, trong đó tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng 345 tỷ đồng. Tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng hơn 845 tỷ đồng.

Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (UPCoM: CC1) công bố BCTC hợp nhất quý I/2022 với doanh thu giảm 9,2% so với cùng kỳ, về mức 1.175 tỷ đồng. Tuy vậy, tỷ lệ giảm chi phí vốn cao hơn nhiều, đến 11,1% nên dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng hơn 32% so với cùng kỳ, lên gần 73 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu của CC1, doanh thu từ hoạt động xây dựng đạt 628 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ và đóng góp khoảng 53% vào tổng doanh thu. Còn lại là doanh thu bán hàng hóa (239 tỷ đồng) và doanh thu bán thành phẩm 268 tỷ đồng, doanh thu cung cấp dịch vụ (39 tỷ đồng).

1407-bo-xay-dung-thoai-von-tai-cc1-5306-1608199760-860x0
Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (UPCoM: CC1).

Doanh thu tài chính trong quý tăng vọt 162% so với cùng kỳ, từ 39 tỷ đồng lên 102 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tăng khoản thu lãi tiền gửi (tăng 37 tỷ đồng so với cùng kỳ) và nhận cổ tức, lợi nhuận được chia (tăng 40 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tuy vậy chi phí tài chính – mà chủ yếu là chi phí lãi vay – cũng tăng 34 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên trên 76 tỷ đồng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp trong quý tăng mạnh từ 31 tỷ đồng quý 1/2021 lên 71 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn gấp đôi chủ yếu do tăng chi phí cho nhân viên quản lý, và các chi phí bằng tiền khác. Các công ty liên doanh liên kết đã có lãi dù chỉ tính đầu trăm triệu, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 7 tỷ đồng.

Đến 31/3/2022, CC1 còn 1.221 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, giảm 100 tỷ đồng so với số liệu đầu năm, trong đó tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng 345 tỷ đồng. Tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng hơn 845 tỷ đồng. Ngoài ra công ty còn khoản tiền gửi kỳ hạn 6-12 tháng trị giá 450 tỷ đồng và khoản đầu tư vào trái phiếu 11 tỷ đồng.

Trong khi đó, dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng hơn 720 tỷ đồng, lên mức 3.050 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn tăng 493 tỷ đồng, lên mức 4.117 tỷ đồng.

Kết quả, quý I/2022, CC1 lãi sau thuế 16,5 tỷ đồng, gấp 4 lần so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 18 tỷ đồng.

Thế chấp Cao ốc Sailing Tower huy động 2.650 tỷ đồng trái phiếu

Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP (CC1) thông tin vừa chào bán hơn 205 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp. Trong đó, gần 179 triệu cổ phiếu được chào bán thành công lần đầu, hơn 26,5 triệu cổ phiếu còn lại được phân phối lại cho 6 nhà đầu tư cá nhân.

Tổng số nhà đầu tư đã mua cổ phiếu CC1 trong lần phát hành này là 423 nhà đầu tư, gồm 417 nhà đầu tư trong nước và 6 nhà đầu tư nước ngoài. Dự kiến vào tháng 4, cổ phiếu sẽ được chuyển giao tới người mua. Tổng số tiền CC1 thu được từ đợt chào bán này là gần 2.053 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, CC1 thế chấp Cao ốc Sailing Tower, hoàn thành huy động 2.650 tỷ đồng trái phiếu.

Cụ thể, CC1 vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu đợt 3 trong năm 2021 với giá trị 850 tỷ đồng, nâng tổng giá trị trái phiếu phát hành trong năm lên 2.650 tỷ đồng.

Lần gần nhất, ngày 24/10/2021, CC1 thông báo huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn ba năm, lãi suất cố định 10%/năm, ngày đáo hạn là ngày 1/10/2024.

Đáng chú ý, cả 3 lô trái phiếu đều là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền. Lãi suất cố định 10%/năm, kỳ hạn 3 năm và được bảo đảm bằng quyền sở hữu, quản lý vận hành khai thác Cao ốc Sailing Tower.

Theo chứng thư thẩm định giá ngày 12/6, giá trị quyền sở hữu, quản lý vận hành và khai thác của Cao ốc Sailing Tower là 3.650,4 tỷ đồng. Cao ốc này hiện cũng đang đảm bảo cho khoản vay 350 tỷ đồng của CC1 tại Ngân hàng TMCP Nam Á.

Tính đến hết năm 2021, tổng dư nợ vay của CC1 trên 5.900 tỷ đồng (đầu năm trên 4.100 tỷ đồng). Trong đó, nợ trái phiếu gần 2.261 tỷ đồng (đầu năm là 298 tỷ đồng).

Về tình hình kinh doanh năm 2021, doanh thu thuần của CC1 đạt 5.670 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2020. Lãi ròng của doanh nghiệp gấp hơn 11 lần cũng kỳ khi đạt 573 tỷ đồng.

Phía doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận trong năm tăng trưởng cao nhờ chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp đang nắm giữ, cổ tức được chia và các khoản lãi chậm thanh toán của khách hàng.

PSI dành những lời "có cánh" cho POW sau phiên cổ phiếu này gánh thị trường

Hiện PSI khuyến nghị mua cho cổ phiếu POW với giá mục tiêu 21.503 đồng/cổ phiếu, tương đương mức sinh lời dự kiến 53%. Công ...

Nam Long (NLG) vừa đón thêm một nhóm quỹ ngoại vào ghế cổ đông lớn

Nhóm quỹ này mua vào cổ phiếu NLG trong bối cảnh thị giá đang có nhịp phục hồi sau chuỗi giảm mạnh.

Lợi nhuận Dabaco quý I/2022 "lao dốc" 97,6%

Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã chứng khoán DBC - sàn HOSE) công bố Báo cáo tài chính quý I/2022. DBC ...

Quỳnh Nga

Tin cũ hơn
Xem thêm