WB: Không thu hút FDI để "bảo quản"

Cập nhật: 15:18 | 29/09/2020 Theo dõi KTCK trên

Thách thức đối với Việt Nam là không nhất thiết thu nhiều vốn FDI mà phải tối ưu hóa sử dụng FDI, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực.

Việt Nam phải tối ưu hóa sử dụng FDI, chứ không nhất thiết thu hút nhiều vốn FDI - Ảnh 2.

Phát biểu tại Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển lần thứ ba năm 2020 (VRDF 2020) tại Hà Nội sáng ngày 29/9, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định: "Trong khi nhiều quốc gia đang chật vật với COVID-19 thì Việt Nam đã thành công bước nào trong ngăn chặn đại dịch".

Tuy nhiên, lãnh đạo World Bank tại Việt Nam nhìn nhận, luôn có cơ hội từ các cuộc khủng hoảng, đó là thương mại và đầu tư toàn cầu và cơ hội từ nền kinh tế không tiếp xúc - những vấn đề được trao đổi tại VRDF 2020.

Thách thức đối với Việt Nam là không nhất thiết thu nhiều vốn FDI mà phải tối ưu hóa sử dụng FDI, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực.

Việt Nam phải tối ưu hóa sử dụng FDI, chứ không nhất thiết thu hút nhiều vốn FDI - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: "Do Việt Nam có độ mở lớn về kinh tế và giao lưu thương mại nên cũng chịu những thiệt hại lớn từ đại dịch. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn ổn định khi GDP 6 tháng đầu năm 2020 vẫn đạt mức tăng trưởng dương, đạt gần 2%; cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 11,9 tỷ USD; sau những tháng đầu năm 2020 bị chững lại, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong những tháng vừa qua…, cả vốn cam kết và vốn giải ngân đều tích cực.

"Đây là những thành tựu rất đáng tự hào của Việt Nam trong bối cảnh suy giảm mạnh trên toàn cầu do cú sốc Covid-19", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/9/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 21,2 tỷ USD, tương đương 81,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 9 tháng của năm nay, không chỉ vốn FDI đăng ký đầu tư giảm, mà lượng vốn FDI giải ngân trên thực tế cũng giảm. Số vốn giải ngân đầu tư FDI đạt 13,76 tỷ USD, tương đương 96,8% so với cùng kỳ năm 2019 trong đó có 1.947 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, 5.172 dự án góp vốn, mua cổ phần và 798 dự án đăng ký mua thêm.

Xét theo lĩnh vực, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về số vốn đầu tư với 9,9 tỷ USD, tương đương 46,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đứng thứ hai là sản xuất, phân phối điện, khí, nước đạt trên 4,3 tỷ USD, tương đương 20,3% tổng vốn đầu tư. Thứ ba là bất động sản đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tương đương 15,1% tổng vốn đầu tư. Bán buôn, bán lẻ đướng thứ tư với 1,3 tỷ USD, tương đương 6,1% tổng vốn đầu tư. Còn lại là các lĩnh vực khác.

Xét theo quốc gia và vùng lãnh thổ, có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,77 tỷ USD, tương đương 32% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,17 tỷ USD, tương đương 15% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,87 tỷ USD, chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư.

Điểm tin đầu tư dự án tuần từ ngày 21 - 27/9: 6 dự án triệu USD xin điều chỉnh, chuyển nhượng một phần tại Hà Nội

Duyệt thành lập Khu kinh tế ven biển hơn 13.300 ha tại Quảng Ninh; 6 dự án triệu USD xin điều chỉnh, chuyển nhượng một ...

Hơn 21 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam sau gần 9 tháng

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến nay đạt 21,2 tỷ USD bao gồm vốn ...

Ngân hàng Thế giới: FDI tháng 8 của Việt Nam dường như tạm ngưng

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), vốn FDI của Việt Nam giảm từ 3,1 tỷ USD trong tháng 7 xuống còn 720 ...

Văn Thắng

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm