Vietnam Airlines trình 3 nhóm giải pháp lớn để xử lý lỗ và âm vốn chủ sở hữu

Cập nhật: 05:15 | 16/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Vietnam Airlines cho biết trong năm 2022 sẽ thực hiện đồng bộ 3 giải pháp: Cải thiện kết quả kinh doanh, bán hoặc bán và thuê lại máy bay, thoái vốn tại một số doanh nghiệp có vốn góp để khắc phục tình trạng lỗ và âm vốn chủ sở hữu.

1257-hvn
Vietnam Airlines trình 3 nhóm giải pháp lớn để xử lý lỗ và âm vốn chủ sở hữu

Trong giải trình gửi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM về biện pháp, lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu HVN đang bị kiểm soát, Vietnam Airlines cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Hoạt động vận tải hàng không quốc tế thường lệ đã hoàn toàn ngưng trệ sau khi dịch bùng phát từ tháng 3/2020 và chỉ mới được tái khởi động trở lại từ 15/3/2022.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất của Vietnam Airlines năm 2020, năm 2021 và quý 1/2022 đã bị lỗ và vốn chủ sở hữu hợp nhất đã bị âm tài thời điểm 31/3/2022, dẫn đến cổ phiếu HVN bị thuộc diện kiểm soát theo quy định của HOSE.

Theo Vietnam Airlines, trước các ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, doanh nghiệp này đã chủ động xây dựng các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để giảm thiểu thiệt hại, cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh và bổ sung nguồn vốn, dòng tiền cho doanh nghiệp tại đề án cơ cấu lại tổng công ty giai đoạn 2021 - 2025.

Đối với năm 2022, các giải pháp tại đề án hướng đến mục tiêu không tiếp tục bị lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở hữu hợp nhất cuối năm 2022. Tiếp đó giai đoạn 2023 - 2025, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh và bổ sung vốn chủ sở hữu để từng bước vượt qua khủng hoảng, phục hồi và phát triển.

Hiện nay Vietnam Airlines đã hoàn thành đề án cơ cấu giai đoạn 2021 - 2025 và đã gửi báo cáo lấy ý kiến cổ đông nhà nước và các cấp có thẩm quyền trước khi hoàn thiện để báo cáo đại hội cổ đông thông qua.

Các giải pháp bổ sung lợi nhuận và nguồn vốn chủ sở hữu Vietnam Airlines đã xây dựng trong Đề án bao gồm 3 nhóm giải pháp lớn:

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng phục hồi và cải thiện hoạt động kinh doanh, giảm tối đa mức lỗ trong hoạt động kinh doanh vận tải trong giai đoạn thị trường chưa phục hồi hoàn toàn (2022-2023) và tiến tới có lãi trong các năm sau.

Thứ hai, tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền. Theo đó Vietnam Airlines sẽ triển khai bán hoặc bán và thuê lại các tàu bay cũ; thoái vốn, chuyển nhượng vốn đối với một số danh mục đầu tư tài chính. Giải pháp này sẽ được thực hiện chủ yếu từ 2022-2024.

Thứ ba, phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu: dự kiến thực hiện năm 2023-2024.

Theo đề án, năm 2022 Vietnam Airlines sẽ thực hiện đồng bộ 3 giải pháp nêu trên để khắc phục tình trạng lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở hữu.

HOSE sẽ tiếp tục "kiểm soát" cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines

Ngày 1/6/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM đã ra quyết định giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu HVN của Tổng ...

Vietnam Airlines giảm mạnh nhân sự, chi phí nhân công bằng một nửa trước dịch

Chi phí nhân công của Vietnam Airlines giảm mạnh một phần vì số lượng lao động đi xuống, ngoài ra còn vì hoạt động hàng ...

Vietnam Airlines hoàn tất thoái 35% vốn góp tại Cambodia Angkor Air, thu về 35 triệu USD

Ngày 3/1 và 29/3 năm nay, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - Mã: HVN) đã nhận các khoản tiền lần lượt ...

Thuận Thảo