Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm cổ phiếu đầu cơ trỗi dậy

Cập nhật: 11:09 | 05/03/2022 Theo dõi KTCK trên

Các cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tuần này nổi lên có nhóm thép, phân bón, hóa chất cơ bản và đặc biệt là sự bùng nổ ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, vốn có tính đầu cơ cao.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 6,44 điểm (+0,43%), lên 1.505,33 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 10,42 điểm (+2,37%), lên 450,59 điểm.

Thanh khoản khớp lệnh xấp xỉ so với tuần trước đó và đã là tuần thứ 6 liên tiếp thấp hơn mức trung bình cho thấy nhà đầu tư vẫn đang có sự thận trọng nhất định.

Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE hơn 836 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 4,89% so với tuần trước. Sàn HNX đạt trung bình gần 115 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 1,89%.

Trong tuần, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu dẫn đầu đà tăng trong đó, các cổ phiếu thép vượt trội với HPG (+8,5%), HSG (+13,8%), NKG (+18%), TLH (+11,2%)..., còn các cổ phiếu phân bón, hóa chất cơ bản như DGC (+9,8%), DPM (+11,9%), DCM (+16,5%)...

Các cổ phiếu dầu khí đã hạ nhiệt sau tuần bùng nổ trước đó, nhưng vẫn có sự đồng thuận cao với BSR (+1,1%), PVD (+2,6%), PVS (+6,8%), PVB (+5,2%), GAS (+0,7%), PVT (+12,8%)...

Gây thất vọng nhất có lẽ là nhóm trụ cột ngân hàng, khi VCB (-0,2%), BID (-2,8%), CTG (-3,2%), VPB (-0,3%), TCB (-1,5%), MBB (-3,5%), ACB (-0,1%), SHB (-2,1%)...

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm cổ phiếu đầu cơ trỗi dậy
Hình minh họa

Trên sàn HOSE, có thể nhận thấy đa số các mã tăng mạnh nhất đều là nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, có tính đầu cơ rất cao và gần như không có thông tin nào mới tích cực ảnh hưởng đến những cổ phiếu này gần đây.

Trong các phiên giao dịch, nhóm này phần lớn đều được kéo giá lên từ rất sớm và duy trì mức đỉnh trong phiên. Điển hình như OGC, TGG, PTC, TSC. Hoặc chỉ có thanh khoản thấp như DTL, COM, FDC, khiến việc giá cổ phiếu biến động mạnh không quá khó hiểu.

Một số cổ phiếu khác ảnh hưởng tích cực chung từ ngành như ở VOS nhờ giá cước vận tải tăng mạnh trong năm 2021 và dự báo chưa thể nhanh hạ nhiệt trong năm 2022 này.

Cổ phiếu SFG đón sóng cùng nhóm phân bón với DCM +16,5%, DPM +11,9%, BFC (+4,3%)…

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VRC có tuần giao dịch ảm đạm và giảm sâu nhất HOSE, khối lượng giao dịch cũng có sự suy yếu khi liên tục nằm dưới đường MA20.

Các cổ phiếu khác ít có diễn biến đáng chú ý nào, khi đều có thanh khoản tương đối thấp, trừ EIB, CTD.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 25/2 đến 4/3:

Giá ngày 25/2

Giá ngày 4/3

Biến động tăng (%)

Giá ngày 25/2

Giá ngày 4/3

Biến động giảm (%)

OGC

8.79

12.1

37,66%

VRC

37.95

31.2

-17,79%

DTL

44.7

58.4

30,65%

EIB

34.9

31.5

-9,74%

VOS

17.45

21.85

25,21%

SVC

115

104

-9,57%

TGG

18.9

23.3

23,28%

MDG

17.9

16.2

-9,50%

FDC

20.6

25.3

22,82%

LGC

50

46.3

-7,40%

TSC

18.5

22.7

22,70%

MCP

32.9

30.6

-6,99%

YEG

25.45

30.8

21,02%

RAL

140.7

131.6

-6,47%

SFG

18.7

22.3

19,25%

VMD

39.05

36.8

-5,76%

PTC

69.7

83

19,08%

CTD

98.4

93

-5,49%

COM

44

52

18,18%

SFC

24.8

23.5

-5,24%

Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu họ P vẫn giữ được sức bật, khi cùng là nhóm này trên HOSE hạ nhiệt.

Trong đó, PDC, PMP, PBP, PVC có tuần thứ hai liên tiếp góp mặt trong danh sách này.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 25/2 đến 4/3:

Giá ngày 25/2

Giá ngày 4/3

Biến động tăng (%)

Giá ngày 25/2

Giá ngày 4/3

Biến động giảm (%)

PMP

20.7

33

59,42%

TST

14.4

11.9

-17,36%

PDC

12.6

20

58,73%

PHN

46.6

40

-14,16%

HLC

15

21

40,00%

PPY

19.8

17.1

-13,64%

MDC

13.4

18.3

36,57%

VXB

44.8

40

-10,71%

PVC

20

26.8

34,00%

MAS

58

52

-10,34%

HCT

13.2

17.4

31,82%

SGC

86.9

78.3

-9,90%

TC6

12.7

16.5

29,92%

SGH

47

42.5

-9,57%

TMB

18.1

23.3

28,73%

QST

15.8

14.3

-9,49%

NBC

17.8

22.9

28,65%

PSE

24.3

22.1

-9,05%

PBP

30.7

39.1

27,36%

VNT

76.2

70.1

-8,01%

Trên UpCoM, cổ phiếu XMD của CTCP Xuân Mai - Đạo Tú có tuần thứ 3 liên tiếp đứng đầu các cổ phiếu tăng tốt nhất.

Thanh khoản được cải thiện đáng kể, khi trước đó từ ngày 11/2 đến 25/2 chỉ có 100, 200 đơn vị khớp lệnh phiên, thì 5 phiên tuần qua tăng lên đáng kể, với 3 phiên khớp hơn 30.000 đơn vị, một phiên khớp 76.100 đơn vị và phiên 01/3 có tới gần 150.000 đơn vị khớp lệnh.

Giá cổ phiếu theo đó tăng từ 1.900 đồng lên 18.700 đồng, tương đương +884% chỉ trong 16 phiên và 16 phiên này cổ phiếu XMD đều đóng cửa tăng trần.

Đáng chú ý trong cơ cấu cổ đông, CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai - Xuân Mai Corp với mã chứng khoán XMC, là Công ty mẹ của XMD với tỷ lệ sở hữu gần 86%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 25/2 đến 4/3:

Giá ngày 25/2

Giá ngày 4/3

Biến động tăng (%)

Giá ngày 25/2

Giá ngày 4/3

Biến động giảm (%)

XMD

9.4

18.7

98,94%

DLD

28.1

17

-39,50%

DWC

15.1

22.5

49,01%

IHK

23.4

16.1

-31,20%

KIP

9.5

13.3

40,00%

POB

54

39.1

-27,59%

GER

9.9

13.3

34,34%

TSD

10.7

7.8

-27,10%

RAT

16.3

21.6

32,52%

NDC

129.3

99.2

-23,28%

VMG

8.7

11.4

31,03%

TDB

44.3

37

-16,48%

NTT

7.5

9.7

29,33%

TSJ

23.5

19.8

-15,74%

PVO

11.7

15.1

29,06%

CCT

19.5

16.5

-15,38%

MVN

31

39.1

26,13%

DAN

46

39.1

-15,00%

TNS

10.2

12.8

25,49%

DCF

46

39.1

-15,00%

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Toàn ngành kém sắc, khối ngoại gom mạnh VPB

Trong phiên cuối tuần, VPB được các nhà đầu tư nước ngoài mua vào với quy mô hơn 891 tỷ đồng, tương đương 23,3 triệu ...

Góc nhìn chuyên gia: Cổ phiếu dầu khí hiện rủi ro chứ không phải cơ hội để mua, vì sao khối ngoại không thích nhóm này?

Theo ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment, giá cổ phiếu dầu khí tăng nhanh bao nhiêu sẽ giảm nhanh bấy nhiêu khi giá dầu ...

Năm thứ hai liên tiếp báo lỗ, Nasco (NAS) bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Năm 2021, CTCP Dịch vụ hàng không Sân bay Nội Bài - Nasco (UpCOM: NAS) - công ty con của Vietnam Airlines ghi nhận lợi ...

Lạc Nhạn/ĐTCK