TNG sụt giảm 59% lợi nhuận trong tháng 11

Cập nhật: 09:00 | 21/12/2020 Theo dõi KTCK trên

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG) mới đây đã công bố báo cáo tài chính tháng 11 và lũy kế 11 tháng năm 2020.

5725-tng-ynh
Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG kiểm tra sản phẩm khẩu trang.(Ảnh: baothainguyen.vn)

Cụ thể, trong tháng 11/2020 doanh thu thuần của TNG đạt gần 317 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 8 tỷ đồng; giảm lần lượt 13% và 59% so với cùng kỳ năm trước.

11 tháng đầu năm, doanh thu của TNG đạt gần 4.209 tỷ đồng, lãi sau thuế 154 tỷ đồng; giảm lần lượt 3% và 29% so với cùng kỳ năm 2019. EPS 11 tháng là 2.087 đồng.

Năm 2020, TNG đặt mục tiêu 4.600 tỷ đồng doanh thu và 230 tỷ đồng lãi sau thuế. Như vậy sau 11 tháng, doanh nghiệp đã đạt 91,5% kế hoạch doanh thu và 67% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tại ngày 30/11, tổng tài sản của TNG đạt 3.474 tỷ đồng, tăng 15% so với con số đầu năm. Tổng tiền và tiền gửi có kỳ hạn là 138 tỷ đồng, giảm 53% so với đầu năm.

Tổng giá trị khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tới 42% tài sản. Trong đó, tổng khoản phải thu và hàng tồn kho tính tới cuối tháng 11 lần lượt là 564 tỷ và 905 tỷ đồng.

Tổng nợ đi vay của TNG tại ngày 30/11 chiếm 48%, đạt 1.680 tỷ đồng, tăng 248 tỷ so với đầu năm và gấp 1,46 lần so với vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, TNG còn có 127 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi tính tới cuối tháng 11.

Khả năng tận dụng EVFTA chưa rõ ràng

Từ khi thành lập, hoạt động kinh doanh cốt lõi của TNG là gia công hàng may mặc theo phương thức FOB 1 và CMT, xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường chính như Mỹ và EU, đóng góp trên 95% doanh thu của doanh nghiệp.

Theo phương thức này, TNG sẽ nhận vải từ bên đặt hàng (phương thức CMT) hoặc mua vải từ nhà cung cấp do bên đặt hàng chỉ định (phương thức FOB cấp 1).

Với quy tắc xuất xứ “Từ vải trở đi” của EVFTA quy định để được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu vào thị trường EU, doanh nghiệp phải sử dụng vải được sản xuất tại Việt Nam hoặc Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện TNG đang nhập khẩu 60% nguyên liệu từ các nước, gồm 50% từ Trung Quốc (50%), 10% từ Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc).

Về phía TNG chưa có ý định tự sản xuất vải do hoạt động sản xuất vải khác hoàn toàn với hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.

Theo phân tích của Chứng khoán FPT (FPTS), đối với các doanh nghiệp gia công như TNG, việc chuyển đổi sang nhà cung cấp khác phụ thuộc hoàn toàn vào việc đàm phán với bên đặt hàng. Đây là câu chuyện cân bằng lợi ích của việc cắt giảm thuế quan từ EVFTA và chi phí tăng thêm từ việc tìm kiếm nhà cung cấp để thay thế cho các nhà cung cấp vải giá rẻ ở Trung Quốc mà TNG cần tính toán.

Cùng với đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến tình hình tiêu thụ hàng may mặc ở các thị trường Mỹ và EU gặp khó khăn, nhiều khách hàng đã xin hoãn thời gian thanh toán.

Lịch trả cổ tức tuần mới (từ 22/12 - 28/12): Cao nhất 20% tiền mặt

Trong tuần từ ngày 22/12 đến 28/12, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết thông báo chốt ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức ...

Nhóm quỹ Dragon Capital rút khỏi danh sách cổ đông lớn tại Vĩnh Hoàn

Mới đây, nhóm quỹ liên quan tới Dragon Capital đã bán ra giảm sở hữu tại CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE – Mã: VHC). Theo đó, ...

Chứng khoán Everest “thay tướng”

Mới đây, CTCP Chứng khoán Everest (HNX - Mã chứng khoán: EVS) đã ban hành Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc thay ...

Phương Thảo