Thực thi hiệp định EVFTA (bài 3): Những nguồn vốn mới

Cập nhật: 13:16 | 08/06/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Đi tắt, đón đầu dòng chảy EVFTA và EVIPA, nhiều doanh nghiệp châu Âu đang xúc tiến việc thực hiện các kế hoạch mở rộng sản xuất tại Việt Nam bằng các nguồn vốn dự án có giá trị và chất lượng. 

thuc thi hiep dinh evfta bai 3 tiep khach
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tesa SE (Đức) cách đây ít ngày đã công bố sẽ đầu tư khoảng 55 triệu EUR (tương đương 60,3 triệu USD) để mở một nhà máy chuyên sản xuất băng dính công nghệ cao chuyên phục vụ ngành công nghiệp điện tử và ô tô tại Việt Nam.

Theo kế hoạch, Tesa sẽ bắt đầu việc sản xuất vào năm 2023 với khoảng 140 nhân viên trong giai đoạn đầu tiên.

Stefan Schmidt, Trưởng phòng Cung ứng, phụ trách mảng mua hàng, logistics và sản xuất trên phạm vi toàn cầu của Tesa cho biết, Việt Nam mang đến cho Tesa những cơ hội tốt nhất để rút ngắn con đường đến với khách hàng và các nhà cung cấp tại Đông Nam Á và Trung Quốc. Hơn thế nữa, số lượng khách hàng quan trọng của Tesa trong ngành ô tô và điện tử đang chuyển tới Việt Nam ngày càng nhiều.

Ngoài các tên tuổi lớn trong ngành ô tô có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử, công nghệ cao đã chọn Việt Nam là điểm đến.

Sau Samsung, LG, Foxconn…, giờ đây, lần lượt Google, Microsoft, Apple, Pegatron… đều lên kế hoạch dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Ngoài “cú sốc” COVID-19, việc Việt Nam liên tiếp ký kết các hiệp định thương mại thế hệ mới (FTA) trong đó có EVFTA, EVIPA. Đây được coi là cú hích lớn khiến các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ EU quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam. Chuyện dịch chuyển chuỗi sản xuất chỉ “nóng” sau khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.

Trong khi đó, các doanh nghiệp châu Âu đã lên kế hoạch tăng cường đầu tư ở Việt Nam từ khá lâu. Bosch là ví dụ điển hình.

Những năm gần đây, tập đoàn đến từ Đức này đã liên tục tăng vốn đầu tư tại Việt Nam, từ 55 triệu EUR ban đầu đã lên tới 321 triệu EUR (tương đương khoảng 380 triệu USD) ở thời điểm hiện tại.

“EVFTA sẽ gỡ bỏ hầu hết hàng rào thuế quan, giúp những doanh nghiệp châu Âu như Bosch xuất nhập khẩu hàng hóa dễ dàng và nhanh chóng hơn. Những lợi ích mà phía châu Âu nhận được là cơ hội tiếp cận thị trường đang trên đà phát triển nhanh chóng như Việt Nam”, ông Guru Mallikarjuna, Tổng Giám đốc Bosch Việt Nam nói.

Theo chia sẻ của ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các nhà đầu tư châu Âu rất mong chờ EVFTA và EVIPA được thông qua.

“Hiệp định mang tính lịch sử này sẽ kích thích hoạt động thương mại của Việt Nam với thị trường tiêu dùng lớn ở châu Âu, tăng cường vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng quốc tế và thu hút được nhiều nguồn đầu tư mới”, ông Nicolas nói.

thuc thi hiep dinh evfta bai 3 tiep khach Thực thi hiệp định EVFTA (bài 2): Góc nhìn

KTCKVN - Sau hơn 30 năm thu hút FDI, Việt Nam (dù rất mong muốn và kỳ vọng) chỉ thu hút được một khoản vốn rất ...

thuc thi hiep dinh evfta bai 3 tiep khach Thực thi hiệp định EVFTA (bài 1): Con đường cải cách

KTCKVN - Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu dự ...

thuc thi hiep dinh evfta bai 3 tiep khach Tạo "lá chắn" cho doanh nghiệp trước "cơn bão" phòng vệ thương mại

KTCKVN - Để nắm bắt cơ hội cũng như ứng phó với các thách thức, đặc biệt là nhằm đáp ứng yêu cầu về năng lực ...

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm