Siết tín dụng và con đường dẫn đến tồn kho bất động sản

Cập nhật: 17:33 | 25/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Dù các ngân hàng thương mại đã áp dụng giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40% ngay từ đầu năm 2019 nhưng tín dụng chảy vào bất động sản vẫn ở mức cao... Nhiều chuyên gia kinh tế đã bày tỏ sự quan ngại về vấn đề này. 

siet tin dung va con duong dan den ton kho bat dong san 8 gợi ý cho doanh nghiệp khi tín dụng bất động sản bị siết chặt
siet tin dung va con duong dan den ton kho bat dong san Tín dụng bất động sản: Siết bao nhiêu thì hợp lý?

Số liệu từ Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho thấy, nếu tính cả tiền cho vay mua, sửa nhà "núp bóng" vay tiêu dùng thì tín dụng đổ vào bất động sản đang chiếm tới 40%.

Với thực tế đó, nhiều chuyên gia cho rằng, các ngân hàng cần phân định loại hình cho vay bất động sản để quy định hệ số rủi ro phù hợp. Trong trường hợp tín dụng bất động sản có quy mô tiếp tục tăng thì những biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện vẫn là chưa đủ mạnh và rủi ro của việc tín dụng đổ quá nhiều vào bất động sản vẫn còn.

siet tin dung va con duong dan den ton kho bat dong san

Trước quan ngại vốn tín dụng đang chảy mạnh vào bất động sản sẽ tạo rủi ro cho nền kinh tế, mới đây Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu cho vay bất động sản.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đã được kiểm soát theo hướng giảm dần tỷ trọng cấp tín dụng kinh doanh bất động sản, tăng dần tỷ trọng tiêu dùng bất động sản, hướng nguồn vốn đến phân khúc nhà ở đáp ứng nhu cầu thực của người dân.

Dẫn số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước, trong 6 tháng vừa qua, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 7,33% so với cuối năm 2018; riêng lĩnh vực bất động sản, con số này đạt gần 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm 2018 trong đó, tín dụng kinh doanh bất động sản đạt 473.700 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2018; tín dụng tiêu dùng bất động sản (không phục vụ mục đích kinh doanh bất động sản) đạt 919.600 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2018.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: "Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát tốt hơn tín dụng bất động sản, nắn dòng vốn đến đúng đối tượng, đặc biệt là những nhu cầu thực về nhà ở của người dân, qua đó thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định hơn, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, an ninh kinh tế".

Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng bất động sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế một phần nguồn vốn tín dụng.

Báo cáo tình hình giao dịch bất động sản 6 tháng đầu năm 2019 của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, nhìn chung, thị trường bất động sản Hà Nội và TP. HCM đều sụt giảm cả về nguồn cung và lượng giao dịch.

Chẳng hạn tại Hà Nội, 6 tháng đầu năm, lượng cung bất động sản nhà ở đạt 12.976 sản phẩm, bằng 76,05% so với cùng kỳ năm 2018; lượng giao dịch bất động sản nhà ở 6 tháng đạt 8.899 sản phẩm, bằng 68,9% so với cùng kỳ năm 2018; tỷ lệ hấp thụ bất động sản nhà ở 6 tháng qua đạt 68,6%.

siet tin dung va con duong dan den ton kho bat dong san

Nhìn nhận về vấn đề siết tín dụng vào bất động sản, nhiều chuyên gia phân tích, việc tiếp tục siết tín dụng bất động sản theo hướng nắn dòng vốn đến đúng đối tượng cần là nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định hơn.

Đánh giá tổng thể, các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng tín dụng đang nằm trong tầm kiểm soát, cơ cấu tín dụng bất động sản chuyển biến tích cực, hướng tín dụng đáp ứng nhu cầu của người dân về nhà ở và Ngân hàng Nhà nước không chủ quan với phân khúc mang tính rủi ro cao như đầu tư kinh doanh bất động sản.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản, diễn biến thị trường bất động sản để có chỉ đạo điều hành phù hợp. Ðồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản cao, tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông về định hướng điều hành, cũng như các điều chỉnh quy định về cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.

Hàng trăm dự án bỏ hoang gây lãng phí nguồn lực đất nước

Trong câu chuyện đầu tư, phát triển các dự án bất động sản, bất chấp việc siết vốn tín dụng bào thị trường địa ốc, tại Việt Nam, hiện vẫn có hàng ngàn căn hộ, và cả chục khu đô thị mới bị bỏ hoang.

siet tin dung va con duong dan den ton kho bat dong san

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ phát biểu tại toạ đàm

Theo đó, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết: "Một số "đô thị ma" đã hình thành, không hấp dẫn người tới ở, tạo nên kho bất động sản tồn đọng gắn với nợ xấu".

Ông Võ cho hay, một trong những chỉ số để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia là tỷ lệ đô thị hóa. Con số này tại nước ta là 34,4%, theo số liệu điều tra dân số và hộ gia đình 2019. Tỷ lệ này ngang với Đông Timor và Campuchia và cũng là quá thấp so với mức trung bình 50% trên toàn thế giới.

Những "khu đô thị ma" đã hình thành dẫn đến tồn kho bất động sản gắn với nợ xấu, kéo theo nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, xã hội.

Theo đó, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam mới chỉ thể hiện số lượng, còn tiêu chí chất lượng chưa được đánh giá cụ thể, vẫn đang bị bỏ ngỏ. Ông nhìn nhận, tỷ lệ đô thị hóa thấp là một nhược điểm nhưng quan trọng hơn là chất lượng đô thị không cao.

Lượng tồn kho năm 2013 là hơn 100 nghìn tỷ đồng nhưng hiện chỉ còn hơn 20 nghìn tỷ theo số liệu của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trên thực tế, con số này lớn hơn rất nhiều.

siet tin dung va con duong dan den ton kho bat dong san

Một nguyên nhân của tình trạng này theo ông Võ là bởi không đi sâu phân tích yếu tố địa kinh tế mà đi theo tư duy của người quy hoạch. "Yếu tố địa kinh tế ở đây là những vấn đề như khu vực này có tạo việc làm không, thu nhập người dân như nào, có khả năng phát triển và kết nối với các trung tâm đô thị lớn hay không", ông Võ nói.

“Ngày hôm qua vẫn còn con trâu, cái cày... Ngày hôm nay đã ngay lập tức thành đô thị”

Theo ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam, ở Việt Nam, hiện có rất nhiều đô thị lớn trên cả nước. Vị chuyên gia này nhấn mạnh: "Trong hệ thống hơn 800 đô thị lớn nhỏ, với các đô thị lớn từ loại III trở lên tôi đều đã từng đến, vấn đề quy hoạch như tại thành phố bỏ hoang ở Bình Dương phổ biến trên đô thị khắp nước. Nếu mình tìm được nguyên nhân như vậy rồi thì chữa trị cũng phải bắt nguồn từ nguyên nhân này".

Hơn hết, việc nhiều nhà đầu tư lạm dụng nguồn tín dụng ngân hàng, thêm vào đó, chính sách quy hoạch ở nhiều địa phương không đủ chiều sâu khiến cho nguồn lực kinh tế của nước ta bị hao hụt rất nhiều bên trong và phía dưới những "đô thị chết".

siet tin dung va con duong dan den ton kho bat dong san Cập nhật giá thuê bất động sản khu công nghiệp quý II: Dự báo quý III
siet tin dung va con duong dan den ton kho bat dong san Giá đất Dĩ An, Bình Dương tăng gấp đôi trước thông tin lên thành phố

Quốc Trung

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm