Nóng: Giao dịch bất động sản từ 300 triệu phải báo cáo Bộ Xây dựng

Cập nhật: 09:32 | 17/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản .

nong giao dich bat dong san tu 300 trieu phai bao cao bo xay dung Nghiên cứu nâng thuế giao dịch bất động sản tại nhiều địa phương
nong giao dich bat dong san tu 300 trieu phai bao cao bo xay dung Đà Nẵng: Xóa sổ những "công ty" giao dịch bất động sản trong container sau 24h

Theo đó, Bộ đề nghị các Sở Xây dựng các tỉnh thành phố triển khai một số nội dung như: Có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản (gọi chung là các đơn vị báo cáo) đang hoạt động tại địa phương thực hiện công tác phòng chống rửa tiền theo quy định.

nong giao dich bat dong san tu 300 trieu phai bao cao bo xay dung
Các giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên sẽ bị kiểm soát chặt

Công văn nêu rõ: "Các đơn vị báo cáo phải ban hành và thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố; Rà soát cập nhật quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố; Gửi quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của quý đơn vị về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 1/8 để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát".

Bên cạnh đó, thực hiện các quy định về nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, rà soát các giao dịch, khách hàng, áp dụng biện pháp tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao, phân công cán bộ thực hiện phòng, chống rửa tiền…

Một điểm quan trọng trong công văn của Bộ Xây dựng chính là việc yêu cầu phải lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ, báo cáo các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn (từ 300 triệu đồng trở lên) về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đúng các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền; Kết quả đánh giá rủi ro của các Đơn vị gửi về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chông rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 01/9/2019 để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát.

Bên cạnh đó, liên hệ với Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có thông tin và hướng dẫn về các Danh sách đen, Danh sách cảnh báo, Danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEPs) theo quy định của pháp luật.

Truy cập cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tải xuống các báo cáo để có thông tin kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố nói chung và kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố trong lĩnh vực bất động sản nói riêng.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng đề nghị các Sở Xây dựng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động tại địa phương và có báo cáo tổng hợp gửi về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng trước ngày 1/8.

Đây được xem là động thái mạnh nhằm ngăn chặn và phòng ngừa các rủi ro gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, kinh tế và an ninh của đất nước.

Liên quan đến những hành vi gian lận trong giao dịch bất động sản, trước đó, UBND TP. Đà Nẵng đã giao Sở Tư pháp thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng, đặc biệt là tình trạng “ký chờ”, “ký gửi” trong giao dịch bất động sản.

Ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng vừa ký công văn chỉ đạo liên quan đến việc chấn chỉnh hoạt động giao dịch và kinh doanh bất động sản trên địa bàn.

Theo đó, UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Tài nguyên - môi trường công bố công khai, thường xuyên cập nhật các dự án phát triển đô thị, nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đến UBND các quận, huyện và phương tiện thông tin đại chúng.

Sở Xây dựng được giao phải công bố công khai và thường xuyên cập nhật danh sách các dự án phát triển nhà ở đã có thông báo của sở về việc nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua đến đối tượng như trên.

Ngoài ra, để việc giao dịch bất động sản không gây thất thoát thuế và trái quy định pháp luật, UBND TP. Đà Nẵng cũng giao Công an kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản.

Đặc biệt, Sở Tư pháp làm chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng, đặc biệt là tình trạng "ký chờ", "ký gửi" trong giao dịch bất động sản. Trong thời gian tới, UBND TP. Đà Nẵng cũng đề nghị các đơn vị liên ngành thường xuyên kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc đăng tải các thông tin quảng cáo, rao vặt có liên quan đến hoạt động giao dịch bất động sản.

Thời gian qua, thị trường bất động sản ở TP. Đà Nẵng “nóng” và sôi động. Đặc biệt, tình trạng "cò" thổi giá đất diễn ra công khai. Thậm chí văn bản của cơ quan chức năng thành phố cũng bị làm giả để đẩy giá bán tại một số khu vực.

nong giao dich bat dong san tu 300 trieu phai bao cao bo xay dung Đất Vân Đồn đã nóng, nhà đầu tư cần cái đầu lạnh
nong giao dich bat dong san tu 300 trieu phai bao cao bo xay dung Cảnh báo tình trạng đặt cọc giữ chỗ trong giao dịch bất động sản tại Đà Nẵng

Quốc Trung