Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 7%: Nhiều khát vọng nhưng cũng nhiều áp lực

Cập nhật: 15:08 | 22/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo mô hình dự báo của Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam sẽ đạt 5,49% (kịch bản cơ sở) và 6,9% (kịch bản cao) trong khi kịch bản thấp sẽ là 3,48% (kịch bản thấp)...

Ông Nguyễn Đình Cung: “Hãy để doanh nghiệp lớn bằng tài năng thực của họ”
TS. Nguyễn Đình Cung

PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, giai đoạn tới là thời kỳ nhiều rủi ro, rất khó đoán định. Trong bối cảnh đó, cần nhận diện rõ hơn và cần trả lời rõ hơn câu hỏi liệu các yếu tố đã giúp Việt Nam thành công trong việc đạt mục tiêu kép năm 2020 có còn được tiếp tục duy trì không trong năm 2021.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, chuyển đổi số là cú hích quan trọng và là trụ cột nền tảng để nâng đỡ quá trình phục hồi, tăng cường năng lực chống chịu và cải thiện chất lượng tăng trưởng theo hướng hiệu quả, xanh và bền vững. “Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để có thể bứt phá và tăng tốc nhờ khoa học công nghệ và tiệm cận dần với giai đoạn của đổi mới sáng tạo, một số lĩnh vực có thể bước cùng với các nước đã đi trước như công nghệ 5G, chuyển đổi số, công nghệ nano… Đây là cơ hội hiếm có để thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn nhận định.

TS. Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tăng trưởng khoảng 7% trong bối cảnh Việt Nam vẫn phải ứng phó với những bất ổn toàn cầu vừa là khát vọng vừa là áp lực của Việt Nam.

Theo TS. Nguyễn Xuân Thành, điểm sáng của năm 2021 để có thể nghĩ đến kịch bản kinh tế lạc quan gồm: ổn định vĩ mô và hỗ trợ kinh tế; phục hồi đầu tư doanh nghiệp tư nhân và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; sự nối lại của dòng vốn đầu tư nước ngoài; phục hồi sức mua trong nước. Song, chuyên gia này cũng chỉ ra một số yếu tố rủi ro cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021, là việc chậm trễ phân phối vaccine; căng thẳng thương mại; xáo trộn và đứt gãy chuỗi cung ứng; lãi suất tăng trở lại…

Đánh giá cao các gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp vượt qua COVID-19 nhưng TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM bày tỏ quan điểm, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích chứ không phải chỉ là chính sách hỗ trợ. Cần tập trung nguồn lực Nhà nước để giải ngân hiệu quả các dự án đầu tư công có tác động ngay tới tăng trưởng và kích thích tăng trưởng...

“Cần khuyến khích doanh nghiệp mới, ngành nghề mới xuất hiện nhiều hơn nữa chứ không chỉ cứu những doanh nghiệp đã chết. Bởi cứu những doanh nghiệp này sẽ tốn kém hơn rất nhiều. Trong bối cảnh kinh tế này, nên có chính sách khuyến khích yếu tố mới chứ không phải chính sách hỗ trợ”, TS. Nguyễn Đình Cung khẳng định, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng, từ nhiều năm nay, mục tiêu tăng trưởng đưa ra đều đạt được. Kinh nghiệm cho thấy chắc chắn sẽ đạt được.

Tại cuộc họp mới đây với Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Tổ tư vấn kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: "Chúng ta đã chuẩn bị cho một nền tảng quan trọng cho năm 2021 và 5 năm tiếp theo một cách căn bản, về năng lực sản xuất kinh doanh, về hệ thống kinh tế vĩ mô. Người dân đã vào cuộc mạnh mẽ trước thử thách của dịch bệnh, có thể nói một dân tộc bừng lên sức sống mãnh liệt, đoàn kết thống nhất cao, ý chí khát vọng phát triển, đây chính là nền tảng rất quan trọng để chúng ta thổi luồng sinh khí mới trong phát triển thời gian tới, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho năm 2021 và các năm tiếp theo.

Khả năng đạt được mỗi kịch bản trong thực tế phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới và sự tăng cường năng lực hấp thụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo đó, các dự báo của tổ chức quốc tế và chỉ tiêu tăng trưởng mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra sẽ đạt được chỉ trong kịch bản cao khi mà kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh, giá dầu ổn định hỗ trợ tăng trưởng và nền kinh tế nội địa cải thiện được khả năng hấp thụ vốn FDI.

Standard Chartered: Dự báo GDP Việt Nam đạt 7,8% trong năm 2021

Mới đây, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, đạt 7,8% so với mức 2,9% trong năm 2020. Dự báo này được đưa ra tại sự kiện thuyết trình kinh tế toàn cầu thường niên của Standard Chartered được tổ chức ngày 21/1 theo hình thức trực tuyến thu hút đại diện cấp cao của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là khác hàng của ngân hàng.

Theo ngân hàng này, lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với các nền kinh tế khác tại châu Á.

Tại sự kiện, các diễn giả trình bày và thảo luận về báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021 do Standard Chartered xuất bản gần đây với tựa đề “The road to redemption - Hướng tới sự phục hồi” và báo cáo nghiên cứu toàn cầu mới nhất về Việt Nam mang tên “Việt Nam triển vọng phục hồi mạnh mẽ năm 2021.”

Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam của Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ: “Kể từ quý 3/2020, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi sau giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 vàtheo nhận định của chúng tôi, quá trình hồi phục đang diễn ra ổn định. Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong thập kỳ vừa qua và chúng tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ còn tiếp diễn.”

Các chuyên gia của Standard Chartered dự báo, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực đầu tư và dịch vụ được cải thiện sẽ là yếu tố hỗ trợ cho nền kinh tế trong những năm tới. Các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả đã nâng cao vị thế của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất thế giới.

Việt Nam là quốc gia hưởng lợi từ tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và công nghệ. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng đã diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu trên thế giới phục hồi chậm chạp và tâm lý đầu tư ảm đạm có thể sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tuy nhiên thu hút vốn FDI của Việt Nam được dự báo sẽ vẫn duy trì mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo báo cáo kinh tế vĩ mô của Standard Chartered, mức độ cạnh tranh gia tăng có thể là động lực thúc đẩy Việt Nam cải thiện sản phẩm và chuỗi cung ứng nếu Việt Nam mong muốn trở thành cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Điều này sẽ đòi hỏi những sự cải thiện trong năng suất lao động, giáo dục đào tạo và chuyển giao công nghệ, bên cạnh các yếu tố khác.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ mang đến các cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước bước lên những bậc thang mới trong chuỗi giá trị khi các quy trình, thủ tục được đơn giản hóa. Doanh nghiệp sản xuất tại các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể sẽ xem xét giảm thiểu chi phí bằng cách chuyển các công đoạn sản xuất cuối cùng sang các quốc gia ASEAN có chi phí tốt hơn như Việt Nam.

Cẩn trọng rủi ro khi thị trường chứng khoán tăng nóng

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thực, thị trường chứng khoán – vốn được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế đã ...

Doanh nhân mong muốn, kỳ vọng gì ở Đại hội XIII?

Doanh nghiệp tư nhân mong muốn Đại hội XIII, Đảng tiếp tục coi trọng vai trò, vị thế của mình để cống hiến và trở ...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không được vấp ngã để kinh tế tụt dốc

Chiều ngày 19/1, tại cuộc họp với Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Tổ tư vấn kinh tế, ...

Yến Thanh

Tin cũ hơn
Xem thêm