Ham lướt sóng đất nền: Không ai cứu được "dân mình"

Cập nhật: 14:38 | 26/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Cơn sốt đất nền ăn theo quy hoạch hạ tầng, địa giới hành chính luôn luôn đi kèm với nhiều hệ lụy...

ham luot song dat nen khong ai cuu duoc dan minh

Duyệt quy hoạch dự án nhà ở xã hội Green Link City tại Đông Anh

ham luot song dat nen khong ai cuu duoc dan minh

Sẽ tăng mức phạt với môi giới thổi giá đất

ham luot song dat nen khong ai cuu duoc dan minh

Môi giới bất động sản: Khi "hoa hồng" nặng hơn mức xử phạt

Mới đây, trong một hội thảo liên quan đến bất động sản liên quan đến việc đầu cơ đất nền của giới đầu cơ Việt, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã bình luận: “Dân mình liều”.

Làm tất cả vì lợi ích

Thực tế, trong cơn sốt đất hồi 2017 tại những khu vực được cho là sẽ trở thành đặc khu như Phú Quốc, Vân Đồn hay Bắc Vân Phong, dễ thấy, đối tượng mua đất chủ yếu là các nhà đầu tư riêng lẻ với phương thức trăm người như một là ôm đất chờ tăng giá rồi bán lại cho người khác để kiếm lời. Trong chu trình này, “cò” đất thường có vai trò đẩy giá lên cao rồi hưởng hoa hồng.

Tháng 03, một tháng sau khi bất động sản Vân Đồn được giao dịch trở lại, lượng khách hàng ở địa bàn này không nhiều như phản ánh. Một "cò đất" thừa nhận lượng môi giới và khách hàng đều giảm sau khi UBND Quảng Ninh ban hành văn bản liên quan đến việc thanh tra quản lý, sử dụng đất các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Vân Đồn.

ham luot song dat nen khong ai cuu duoc dan minh
Chỉ một thông tin cũng có thể biến thị trường bất động sản Vân Đồn quay cuồng trong cơn sốt đất

Tuy nhiên, nhiều môi giới vẫn tìm cách để thuyết phục khách hàng xuống tiền mua đất bằng chiêu thức "đánh" vào tâm lý khách bằng những câu chuyện kiểu "không ngay thì giá tăng cả trăm triệu". Tin vào lời “cò đất”, không ít người ôm khoản nợ nhiều năm liền.

Một tình cảnh tương tự cũng xảy ra đối với vợ chồng chị Phương Linh (Đống Đa, Hà Nội) khi năm 2013, anh chị mua cùng lúc 3 lô đất tổng diện tích 450 m2 ở An Khánh Hoài Đức, Hà Nội giá hơn 8 tỷ. Chị nhớ lại thời điểm bấy giờ, khi có thông tin Hoài Đức sắp lên quận, nhiều người đổ về Hoài Đức "săn" đất, giá đất tăng cao, có khi lên đến 10% sau một tuần.

Cơn sốt đất kéo dài khoảng 2 năm, từ cuối 2012 đến giữa năm 2014 thì chững lại do các yếu tố về hạ tầng chưa phát triển. Trước khi cơn sốt kịp lắng lại, chị Linh bán được 1 trong tổng số 3 lô đất này, lãi gần 150 triệu. 2 lô còn lại, chị Linh cho biết mới chỉ bán được hồi cuối 2018.

“Nếu so sánh giá đất ở thời điểm mua và bán thì tôi có lãi. Nhưng khoản lãi chỉ bằng 1/4 tiền lãi ngân hàng tôi phải trả trong 6 năm qua. Nói chính xác là lỗ nặng”, chị Linh nói.

Lờ mờ thông tin vẫn quyết định tất tay

Thực tế đáng buồn là tâm lý à ơi của "dân mình", thay vì việc tìm hiểu kỹ khu đất mà họ định đầu tư, phần lớn các nhà đầu tư cá nhân thongwf chỉ chạy theo tính nóng của những tin đồn cùng với khả năng tưởng tượng về mức sinh lời từ việc mua đi bán lại một hay nhiều khu đất, lô đất.

Sau cơn sốt đất nền ở Phú Quốc hồi cuối năm 2017, một “cò” đất kể về việc kiếm 9 tỷ đồng sau 3 tháng. Đây không phải là trường hợp hy hữu khi việc mua đi bán lại đất đai ở Phú Quốc rầm rộ suốt gần một năm. Thế nhưng, ngay khi có lệnh thanh tra của Chính phủ, rồi hoãn thông qua Luật Đặc khu, giao dịch bất động sản chững lại, hàng loạt môi giới, “cò đất", nhà đầu tư đất không kịp thoát, tồn đất trị giá hàng chục tỷ đồng ở đảo Ngọc.

ham luot song dat nen khong ai cuu duoc dan minh

Cơn sốt đất Phú Quốc từng được phản ánh "nóng" đến mức khách cứ vào là mua, thậm chí mua từ xa, mua qua điện thoại, tin nhắn nên có trường hợp mua cả đất nông nghiệp, đất rừng, đất “dính” quy hoạch.

Đáng nói, số tài sản này vẫn còn đó nhưng gần như là đất chết... sau khi cơn sốt thị trường qua đi... Hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng được các nhà đầu tư vay nợ ngân hàng, thế chấp tài sản để rót vào lô đất, khu đất với khát vọng kiếm lời trong nhàn hạ.

Theo đó, tại hội thảo về tương lai của thị trường bất động sản những tháng cuối năm mới diễn ra, ông Nguyễn Trần Nam đưa ví dụ: "Tôi vừa vào Mũi Né (Bình Thuận), đúng là dân mình liều. Rất nhiều bài học rồi nhưng vào mua đất là mua cả đất bãi biển, trong khi đã có quy định cấm xây dựng trên phần đất 100 mét từ bãi biển trở vào, rồi mua cả đất vườn, mua cả đất nông nghiệp. Điều này rất nguy hiểm"...

Đấy là câu chuyện "dân mình liều" khi đầu tư vào đất nền ven biển.

Trở lại câu chuyện đầu tư vào thị trường đất nền các huyện sắp lên quận của thủ đô, trao đổi với giới báo chí, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, mức giá "đón đầu quy hoạch" như vậy không đảm bảo tính chắc chắn và bền vững của thị trường... nhất là với các nhà đầu tư cá nhân.

Ông Đính đưa ra ví dụ về bất động sản Đông Anh khi thị trường tại đây từng sốt nóng với thông tin xây dựng cầu, nâng cấp hạ tầng giao thông và đầu tư phát triển chuyển đổi thành đô thị trung tâm của thành phố. Song qua nhiều năm, các dự án vẫn chưa đi vào thực tế, trong khi giao dịch bất động sản tại đây đã ngay lập tức náo nhiệt theo thông tin này.

Ông Đính cảnh báo các nhà đầu tư phải cân chắc, cẩn trọng khi mua đất, đặc biệt chú trọng tính pháp lý, nghiên cứu quy hoạch phát triển toàn vùng cũng như quy hoạch khu vực diễn ra mua bán.

Hữu Dũng