Hà Nội: Tiếp tục siết vòng tranh chấp chung cư

Cập nhật: 15:11 | 01/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 20/KH-SXD quy định việc tổ chức kiểm tra các chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối tượng kiểm tra là UBND các quận, huyện, thị xã có nhà chung cư...

ha noi tiep tuc siet vong tranh chap chung cu 5 giải pháp chung hòa các mối quan hệ tại nhiều chung cư
ha noi tiep tuc siet vong tranh chap chung cu Khi "các phần tử xấu chui vào Ban quản trị chung cư để nạo vét..."
ha noi tiep tuc siet vong tranh chap chung cu Bùng nổ tranh chấp chung cư, dân xã hội đen xuất hiện

Công tác kiểm tra tập trung vào những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư; làm rõ những hạn chế, khó khăn cần tháo gỡ; xác định nguyên nhân, trách nhiệm, nhằm kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư.

Cụ thể, trong quý II/2019, tổ chức kiểm tra tại các quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì; quý III/2019, tổ chức kiểm tra tại các quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Mê Linh, Đan Phượng.

ha noi tiep tuc siet vong tranh chap chung cu

Trước đó, trong năm 2018, Sở Xây dựng Hà Nội cũng lập đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố và ưu tiên thực hiện kiểm tra tại các chung cư đang có tranh chấp. Kết quả, từ tháng 07/2018 đến hết năm 2018, đã kiểm tra được 71/83 chung cư có đơn kiến nghị, tranh chấp; lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 12 trường hợp; tham mưu UBND TP Hà Nội ra quyết định cưỡng chế kinh phí bảo trì 2% đối với một số chủ đầu tư và công khai trên các phương tiện đại chúng gần 20 chủ đầu tư chây ỳ bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị.

Bộ Xây dựng cho biết, từ ngày 19 đến 29/03/2019, Bộ sẽ tổ chức đoàn kiểm tra công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư đang có tranh chấp tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Đoàn kiểm tra do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh dẫn đầu.

Dự kiến, đoàn sẽ làm việc với các sở, ngành, quận, huyện, chủ đầu tư, ban quản trị nhà chung cư có tranh chấp; các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư đã đưa vào sử dụng có tranh chấp để kiểm tra về công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư, đặc biệt là công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung; đồng thời, làm việc với lãnh đạo 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM để tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước; thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn.

Dự án nhà xã hội vỡ tiến độ, dân kéo đến Sở Xây dựng kêu cứu

Theo hợp đồng mua bán căn hộ giữa Cty TNHH Bánh kẹo Thăng Long - Chủ đầu tư (CĐT) Dự án nhà ở xã hội Bright City tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, (Hoài Đức, Hà Nội) với khách hàng, dự kiến quý IV/2017 khách hàng sẽ nhận bàn giao nhà, nhưng tới thời điểm cuối năm 2018, 4 tòa nhà thuộc dự án này chưa hoàn thành và chưa thể bàn giao.

ha noi tiep tuc siet vong tranh chap chung cu

Khách hàng mua căn hộ tại Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long căng bằng rôn đòi quyền lợi.

Trước một số khó khăn (khách quan) CĐT đã từng bày tỏ mong muốn được thanh lý hợp đồng mua bán nhà, trả lại phần góp vốn của khách hàng. Tuy nhiên, hàng trăm cư dân đã không đồng ý với phương án này. Đại diện khách hàng cho biết, bản thân những người mua nhà tại đây đều là những người lao động nghèo từ các tỉnh xa về làm việc tại Hà Nội, 99% trong số họ đang phải thuê nhà ở. Vì vậy hàng tháng ngoài số tiền lãi họ vay ngân hàng thì họ còn phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để trả tiền thuê nhà hàng tháng.

Không tìm được tiếng nói chung, khách hàng tại dự án liên tục căng băng rôn đỏ kêu cứu trước cổng dự án, trước ngân hàng BIDV Tây Hà Nội… đòi quyền lợi suốt khoảng một năm qua. Bên cạnh đó, người mua nhà cũng kiến nghị lãnh đạo Sở Xây dựng phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cũng như giải đáp những thắc mắc về dự án chậm tiến độ này để tìm ra giải pháp khắc phục.

Dân chung cư hạng sang xuống đường đòi quỹ bảo trì

Chung cư Starcity, 81 Lê Văn Lương (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) cao 27 tầng với trên 370 căn hộ do liên danh giữa Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) và Công ty cổ phần Đầu tư thương mại VNECO Hà Nội (VNECO) làm CĐT. Chung cư đã được bàn giao căn hộ cho cư dân vào ở từ quý III năm 2014 đến cuối tháng 12/2018 nhưng có nhiều vấn đề tồn đọng giữa cư dân và CĐT chưa giải quyết dứt điểm đặc biệt là vấn đề về quỹ bảo trì.

ha noi tiep tuc siet vong tranh chap chung cu

Cư dân Starcity đòi kinh phí bảo trì.

Theo cư dân phản ánh, VNECO mới bàn giao một phần phí bảo trì trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng cho Ban quản trị. Phần quỹ bảo trì tại tòa Starcity mà VNECO và OGC phải bàn giao khoảng 30 tỷ đồng. Khoản còn lại, CĐT vẫn "ôm", chây ỳ chưa bàn giao cho ban quản trị. Quá bức xúc, cư dân Starcity liên tục xuống đường đòi quyền lợi. Tại trước tòa nhà, nhiều lần cư dân tập trung căng băng rôn tố chủ đầu tư là VNECO và OGC về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án.

Gần đây nhất, sáng 26/10, khá đông cư dân của chung cư Starcity tập trung xuống đường căng băng rôn trước trụ sở của CĐT để đòi quỹ bảo trì. Tuy nhiên sự việc vẫn chưa thể được giải quyết, khiếu nại còn kéo dài sang năm 2019.

Chung cư dát vàng “om” sổ đỏ hơn 3 năm

Với lý do CĐT nhiều lần thất hứa trong việc làm sổ đỏ cho cư dân sau hơn 3 năm về ở tại chung cư Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng), nhiều cư dân thuộc chung cư cao cấp này đã nhiều lần xuống đường căng băng rôn “tố” CĐT với các nội dung như: “Yêu cầu chủ đầu tư trả sổ đỏ cho cư dân Hòa Bình Green City 505 Minh Khai”, “Chủ đầu tư 505 Minh Khai cố tình chiếm dụng tiền của dân, không giải chấp"...

ha noi tiep tuc siet vong tranh chap chung cu

Dự án chưa thể có sổ đỏ cho cư dân.

Theo phản ánh của nhiều cư dân, Công ty TNHH Hòa Bình là CĐT chung cư Hòa Bình Green City tại 505 Minh Khai bắt đầu bàn giao căn hộ cho cư dân về ở từ năm 2014. Thế nhưng, cho đến nay phần lớn các hộ dân tại chung cư Hòa Bình Green City vẫn chưa có Giấy chứng nhận quyền sở đất, tài sản gắn liền với đất khiến người dân bức xúc.

Trong cuộc đối thoại với cư dân dân chung cư Hòa Bình Green City vào tháng 07/2018, ông Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình - đại diện CĐT cho rằng, việc cấp sổ đỏ bị chậm trễ là do công ty này chưa nhận được các quyết định về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai của UBND TP Hà Nội để làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho dự án.

Dự án Hòa Bình Green City là tổ hợp căn hộ chung cư cao cấp kết hợp trung tâm thương mại được thiết kế với 2 tòa tháp cao 27 tầng, xây dựng trên diện tích đất 1,7 ha tại số 505 Minh Khai (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Dự án được khởi công xây dựng từ cuối năm 2011 và vào thời điểm mở bán dự án này được quảng bá là chung cư cao cấp "dát vàng" với chất lượng 6 sao, nhiều người dân đã bỏ ra vài tỷ đồng để được sử hữu căn nhà “trong mơ” tại đây.

“Hoán cải” khu kỹ thuật thành quán bia

Được quảng cáo như là một "thiên đường đáng sống", thế nhưng cư dân khu căn hộ cao cấp chung cư Artemis số 3 Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã phải căng băng rôn, gửi đơn thư tới các nơi phản ánh về những tồn tại, bức xúc như: Việc đánh số tầng không đúng theo hợp đồng mua bán; thiếu minh bạch trong thu chi, quản lý quỹ bảo trì của tòa nhà; đặc biệt việc CĐT không phân định rõ ràng về sở hữu chung - riêng của tòa nhà...

ha noi tiep tuc siet vong tranh chap chung cu
Cư dân tổ CĐT sử dụng mặt bằng sai mục đích.

Đỉnh điểm, tối 15/10/2018, một số cư dân chung cư Artemis đã tập trung căng băng rôn thể hiện sự bức xúc của mình với những nội dung như: “Công ty ACC Thăng Long cho Vuvuzela sử dụng mặt bằng sai mục đích”, “chủ đầu tư Artemis coi thường tính mạng của cư dân” "mập mờ trong việc cấp phép"… khiến lực lượng an ninh khu vực phải có mặt để đảm bảo trật tự.

Điều khiến nhiều cư dân ở đây bức xúc là việc dù công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng khi CĐT sử dụng sai mục đích khu vực kỹ thuật-cây xanh thì lại được các ban ngành của Hà Nội chụm vào để "bật đèn xanh" hợp thức.

Ngày 10/09, Sở Xây dựng Hà Nội có văn bản, trong đó khẳng định việc CĐT cho thuê để kinh doanh dịch vụ tại tầng 2, tầng 3 khối nhà kỹ thuật là sử dụng sai công năng một phần diện tích của khối kỹ thuật. Đồng thời, yêu cầu CĐT tạm dừng việc kinh doanh dịch vụ tại tầng 2 và 3 của khối nhà kỹ thuật tại khu đất số 3 cho đến khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc điều chỉnh.

Sau đó, vào 2 tuần cuối của tháng 10, hàng chục hộ dân lại tiếp tục xuống đường căng băng rôn yêu cầu CĐT giải thích lý do vì sao nhiều hộ dân bất ngờ bị cắt nước sinh hoạt khiến cuộc sống gia đình họ bị đảo lộn.

Được biết, những hộ dân bị cắt nước đều nằm trong danh sách những người đại diện cho cư dân thời gian qua đã liên tiếp phản đối những bất cập, tồn tại của tòa nhà.

Về việc đột ngột cắt nước của các hộ dân, ông Đoàn Thành Nhân, đại diện Công ty cổ phần ACC Thăng Long lý giải, là do các số hộ dân trên chưa thực hiện đóng phí dịch vụ.

Đến hết ngày 31/10/2018, trên địa bàn thành phố Hà Nội còn tồn tại 891 công trình vi phạm trật tự xây dựng, chiếm 5,33%. Đáng chú ý, trong năm qua, thành phố không để xảy ra các công trình vi phạm mang tính chất bức xúc, vi phạm nghiêm trọng.

Thanh Bình

Tin cũ hơn
Xem thêm