Dệt may Việt Nam: Cần nhiều hơn những chiến lược đường dài

Cập nhật: 13:37 | 14/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Theo dự báo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt - VDSC, số lượng đơn đặt hàng sẽ tăng từ cuối quý III nếu các thị trường không đóng cửa cách ly trở lại. Tuy nhiên, tiêu thụ nếu có tăng đột biến cũng chỉ kéo dài trong vài tháng do lực cầu dồn nén trong thời gian cách ly. 

Theo Tổng cục Hải quan, tính hết quý 2/2020, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 557 triệu chiếc khẩu trang y tế.
Tính hết quý II/2020, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 557 triệu chiếc khẩu trang y tế

Dịch bệnh đã khiến thương mại dệt may đình trệ trên quy mô toàn cầu khi Chính phủ các nước thực hiện các biện pháp cách ly.

Nguồn cung gián đoạn trong quý I/2020 do dịch bệnh bùng phát trước tiên ở Trung Quốc (nhà cung cấp 80% nguyên phụ liệu dệt may cho Việt Nam) tiếp đến việc đơn hàng bị cắt giảm hàng loạt tại EU và Mỹ khi dịch bệnh bùng phát tại đây từ cuối tháng 3 và đến nay đã dẫn đến sự sụt giảm về cả sức sản xuất lẫn xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. Và trong bối cảnh này, sản xuất khẩu trang và bảo hộ y tế trở thành giải pháp tình thế.

Theo Tổng Cục Hải quan, tính đến hết tháng 6/2020, Việt Nam đã xuất khẩu thành công 557 triệu chiếc khẩu trang y tế sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc....

Tính riêng trong tháng 6, có khoảng 100 doanh nghiệp xuất khẩu trang y tế các loại với số lượng là 236,12 triệu chiếc, tăng 30% so với tháng 5, bao gồm các doanh nghiệp: CTCP Samaki Power, Công ty TNHH Sản xuất DP Công nghệ cao Nano France - Chi nhánh Hà Nam, CTCP Nhựa Tân Đại Hưng, CTCP Amimexco, Công ty CP May XNK HLPC, CTCP Nội thất Tiện Lợi, CTCP Tanaphar, CTCP Y tế Gico, Công ty TNHH Baro Viet, Công ty TNHH Thương mại Samvina, Tổng CTCP Y tế Danameco, Công ty TNHH Thương mại Phi Phi....

Tuy nhiên, vấn đề cạnh tranh trên thị trường các sản phẩm này hiện ngày càng gay gắt với chi phí nguyên liệu và máy móc tăng liên tục và tồn kho thành phẩm quá lớn.

Theo VDSC dự báo, số lượng đơn đặt hàng sẽ tăng từ cuối quý III nếu các thị trường không đóng cửa cách ly trở lại. Tuy nhiên, tiêu thụ nếu có tăng đột biến cũng chỉ kéo dài trong vài tháng do lực cầu dồn nén trong thời gian cách ly.

VDSC cho rằng, Việt Nam có thể nhận được nhiều đơn hàng hơn nước khác do khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. Các năm tiếp theo tiến trình phục hồi của ngành sẽ gắn liền với triển vọng phục hồi kinh tế thế giới, cụ thể là tỷ lệ có việc làm ở Mỹ và EU.

Theo thống kê, EU chiếm 34% tổng nhập khẩu hàng dệt may thế giới với nhu cầu hàng may mặc tăng 3%/năm nhưng Việt Nam hiện chỉ chiếm 2,2% thị phần.

Các đối thủ chính của Việt Nam tại EU đều có lợi thế vượt trội về thuế quan như: Bangladesh và Campuchia được miễn thuế theo chương trình EBA, Pakistan được miễn thuế theo chương trình GSP+. Việt Nam đang hưởng thuế GSP tiêu chuẩn từ 2 - 6,4% với hàng sợi và vải; 9,6% với hàng may mặc cùng với Ấn Độ. Trung Quốc là đối thủ lớn nhất nhưng chịu thuế MFN và đang giảm tăng trưởng để bảo vệ môi trường.

Với hiệp định EVFTA đã được Quốc hội thông qua mới đây, dự kiến có khoảng 43% mặt hàng được loại bỏ thuế nhập khẩu ngay lập tức khi EVFTA có hiệu lực. Khi EVFTA có hiệu lực, ưu đãi GSP sẽ chấm dứt và thuế nhập khẩu vào EU dành cho Việt Nam sẽ cao hơn mức 9,6% hiện tại trong năm đầu tiên. Các mặt hàng còn lại được giảm thuế về 0% theo lộ trình 4,6 và 8 năm.

Theo VDSC, khả năng tận dụng ưu đãi từ EVFTA phụ thuộc khả năng chuyển đổi nguồn nguyên vật liệu từ Trung Quốc sang nội địa hoặc Hàn Quốc, Nhật.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may phải chọn được nhà cung cấp đáp ứng được các yêu cầu về giá, mẫu mã, chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng. Trong khi đó vải Việt Nam còn kém về chất lượng, mẫu mã và sản lượng thấp. Do đó, các doanh nghiệp dệt may cần liên kết xây dựng các tổ hợp sản xuất theo chuỗi Sợi – Dệt – Nhuộm – May để đáp ứng quy định về xuất xứ của thị trường, vừa đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và sức cạnh tranh với các cường quốc dệt may khác.

Dệt may vẫn loay hoay thoát khó trong dịch Covid-19

Dệt may và da giày là hai ngành sản xuất chịu tác động rất lớn do đại dịch Covid-19.

Doanh nghiệp vẫn bề bộn khó khăn hậu COVID-19

Hơn 2 tháng sau đại dịch COVID-19, nền kinh tế đất nước bước vào giai đoạn phục hồi và “thiết lập trạng thái bình thường ...

Dệt may Phong Phú (PPH) dự chi 164 tỷ đồng trả cổ tức 2019

Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú (UPCOM - Mã chứng khoán: PPH) lên phương án phân phối lợi nhuận năm 2019 với việc tỷ ...

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm