Đề xuất bỏ phương án "điện một giá"

Cập nhật: 10:50 | 19/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Theo Bộ trưởng Công Thương, biểu giá điện phải đảm bảo nguyên tắc của Chính phủ, thỏa mãn nhu cầu người dân trong đời sống sinh hoạt, chế độ chính sách cho người nghèo và sử dụng điện tiết kiệm.

4629-bodien1gia
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, phương án điện một giá cần có cơ sở nhất định, hiện nay chưa phù hợp để áp dụng. Ảnh: TTXVN

Chiều ngày 18/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị thuộc bộ về dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, đã báo cáo về quá trình xây dựng dự thảo Phương án điện một giá, cũng như ý kiến phản hồi của các chuyên gia, người dân sau khi dự thảo được công bố rộng rãi.

Theo ông Tuấn, các chuyên gia đặc biệt quan tâm đến phương án 2A và 2B mà Bộ Công Thương đưa ra. Đây là 2 phương án bao gồm cả giá điện bậc thang luỹ tiến và điện một giá để khách hàng có quyền lựa chọn.

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết phương án 2A và 2B có ưu điểm là khách hàng được quyền lựa chọn giá điện bậc thang hoặc điện một giá, tuy nhiên lại không khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện.

Chính vì vậy, Cục Điều tiết Điện lực đã kiến nghị rút phương án 2A và 2B, tiếp tục cải tiến, sửa đổi biểu giá điện bậc thang từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Như vậy, với kiến nghị này, có thể sẽ không còn phương án điện một giá trong dự thảo mà Bộ Công Thương đang xây dựng.

4115-pa2
Phương án 2A trong dự thảo

Trong dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Phương án 1, cải tiến từ phương án biểu giá cho mục đích sinh hoạt gồm 6 bậc thang sang biểu giá điện có 5 bậc thang.

4137-pa2b
Phương án 2B trong dự thảo

Theo Bộ Công Thương, biểu giá điện phải đảm bảo nguyên tắc của Chính phủ, bên cạnh thỏa mãn nhu cầu người dân trong đời sống sinh hoạt, chế độ chính sách cho người nghèo thì còn hướng đến sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Các doanh nghiệp ngành điện như EVN cũng phải đảm bảo có biên độ lợi nhuận đủ để tái đầu tư cho phát triển năng lượng quốc gia. Vì vậy, xây dựng biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt luôn là trọng tâm của Bộ và các bộ, ngành liên quan.

Qua phản ánh của chuyên gia và người dân, dư luận đang băn khoăn và lo lắng về điện một giá. Cơ chế điện một giá đang đánh đồng người dùng nhiều và dùng ít, cùng chung một mức giá. Việc này đi ngược với chính sách an sinh của nhà nước và khuyến khích tiết kiệm điện.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, điện một giá có thể thực hiện được, nhưng phải có các điều kiện khác đi kèm như có thị trường điện cạnh tranh và chính sách của nhà nước, như hỗ trợ các hộ nghèo…, lúc đó cơ chế điện một giá mới có ý nghĩa, nếu không sẽ có tác động mạnh đến xã hội. Phương án điện một giá cần có cơ sở nhất định, hiện nay chưa phù hợp để áp dụng.

Ngành thuế tích hợp 120 TTHC Thuế trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

Tổng cục Thuế cho biết, ngành thuế tích hợp 120 thủ tục hành chính (TTHC) Thuế trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG), đạt ...

Công bố quyết định của Chủ tịch nước về công tác cán bộ

Chiều 18/8, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức trao quyết định của Chủ tịch nước và giao nhiệm vụ cho các sĩ quan ...

Đề xuất bán lẻ "một giá điện'", cao nhất là 2.889 đồng/kWh

Bộ Công Thương đang dự thảo và lấy ý kiến Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trong đó ...

PV

Tin cũ hơn
Xem thêm