Cổ phiếu bán lẻ đang làm nhà đầu tư "an lòng"

Cập nhật: 14:39 | 24/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Năm 2022, các doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ không ngừng đưa ra những chiến lược mở rộng quy mô, phát triển kinh doanh. Cùng với đó, trên sàn chứng khoán, cổ phiếu bán lẻ cũng cho thấy sức mạnh khi được đánh giá là “nơi trú ẩn” của dòng tiền trong lúc thị trường chung không mấy tích cực.

3648-banle
Cổ phiếu bán lẻ đang làm nhà đầu tư "an lòng" (Ảnh minh họa)

Báo cáo mới đây của Savills châu Á - Thái Bình Dương cho biết, Việt Nam là một trong hai quốc gia có thị trường bán lẻ tại các thành phố lớn phục hồi nhanh nhất với hoạt động kinh doanh ổn định.

Trong khi đó, thị trường thế giới bất ngờ có những biến động khó lường như xung đột ở Đông Âu, hay liên tiếp đóng cửa biên giới để kiểm soát dịch bệnh. Vì vậy, hưởng lợi từ câu chuyện phục hồi sau đại dịch, cổ phiếu bán lẻ là nhóm ngành được giới phân tích kỳ vọng lớn. Không chỉ vậy, đây cũng là nhóm ngành thu hút được giới đầu tư với tham vọng tăng trưởng mạnh, là lựa chọn an toàn cho nhà đầu tư nhờ gắn với tiềm năng tiêu dùng của thị trường gần 100 triệu dân trong nước.

Thực tế, trong thời gian qua, VN-Index giảm mạnh xuống mức kỷ lục với hầu hết các nhóm ngành liên tục chìm trong sắc đỏ, cổ phiếu bán lẻ vẫn được đánh giá cao khi phần lớn các phiên vẫn giữ được sắc xanh, thậm chí còn nhăm nhe “vượt đỉnh” và trở thành yếu tố chính nâng đỡ các chỉ số.

Mặc dù vẫn có thời gian bị ảnh hưởng bởi đà “lao dốc” của thị trường, song cổ phiếu bán lẻ đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt so với thời điểm đầu năm. Một số cổ phiếu bán lẻ còn chứng tỏ giá trị khi nằm trong top các mã có giá cao nhất, đồng thời hút được một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đáng chú ý, trong tháng 4 vừa qua, giá trị giao dịch thị trường giảm gần 17% so với tháng trước, thanh khoản rơi vào mức “báo động đỏ”. Tuy nhiên, cổ phiếu bán lẻ vẫn là một trong những điểm sáng hút tiền với giá trị giao dịch tích cực, trụ vững qua "giông bão" dù ảnh hưởng là không thể tránh khỏi, như: MWG, PNJ, FRT, DGW (CTCP Thế giới số). So với VN-Index từ đầu năm, những cổ phiếu này vẫn có mức tăng trưởng vượt trội và khả quan hơn phần lớn các cổ phiếu nhóm ngành khác.

Nhận định về tương lai ngành bán lẻ năm 2022, chuyên gia cho rằng sẽ tăng trưởng mạnh khi thói quen tiêu dùng và hình thức mua sắm hiện nay đã rất đa dạng, không còn lệ thuộc quá nhiều vào mô hình truyền thống mà có sự tham gia của thương mại điện tử kết hợp với thanh toán không dùng tiền mặt sẽ thúc đẩy doanh số ngày càng cao hơn.

“Việt Nam có thể trở thành một trong 10 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2030, vượt qua Thái Lan, Anh, Đức, nhờ thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên đáng kể trong thập kỷ tới”, HSBC Global Research (HSBC) dự báo.

Tuy nhiên, KBSV cũng lưu ý, yếu tố lạm phát khiến các khoản chi thiết yếu của người tiêu dùng tăng lên có thể cản đà tăng trưởng của ngành bán lẻ, đặc biệt là hàng tiêu dùng không thiết yếu.

Thị trường chứng khoán ngày 24/5/2022: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Chứng khoán phiên sáng 24/5: Tâm lý bi quan hiện hữu, VN-Index lình xình quanh tham tham chiếu

Đến giữa phiên sáng nay, các chỉ số vẫn loay hoay quanh tham chiếu với giá trị giao dịch thấp. Dòng họ VIC đang đè ...

Thị trường chứng khoán ngày 24/5/2022: Thông tin trước giờ mở cửa

Áp lực bán mạnh, VN-Index giảm gần 22 điểm; Giao dịch khối ngoại nhuốm màu ảm đạm giữa bão lửa thị; HNX công bố dữ ...

Linh Đan