Chuyện soát xét BCTC quý II/2021 (bài 2): Kiểm toán và những ý kiến ngoại trừ

Cập nhật: 16:23 | 18/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Thêm các doanh nghiệp như Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung (SPD), Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM), Vận tải Đường sắt Sài Gòn (SRT), Đầu tư và Xây dựng HUD1 (HOSE: HU1) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét quý II và bán niên 2021 đồng thời giải trình các ý kiến ngoại trừ từ đơn vị kiểm toán.

4659-bai
Hình minh họa (nguồn internet)

SPD nhận ý kiến ngoại trừ về khoản đầu tư hơn 18 tỷ đồng vào công ty liên kết

CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung (UpCOM: SPD) vừa có giải trình về ý kiến ngoại trừ của kiểm toán đối với khoản đầu tư hơn 18 tỷ đồng vào công ty liên kết tại báo cáo soát xét bán niên năm 2021.

Chuyện soát xét BCTC quý II/2021 (bài 2): Kiểm toán và những ý kiến ngoại trừ

Theo ý kiến ngoại trừ, kiểm toán không thu thập được báo cáo tài chính giữa niên độ cũng như các thông tin báo cáo tài chính của khoản đầu tư vào Công ty liên kết là CTCP Đầu tư New City Seadanang, các thủ tục thay thế cũng không thực hiện được. Tổng giá trị gốc của các khoản đầu tư liên kết nêu trên tại ngày 30/06/2021 là 18.37 tỷ đồng. Với hạn chế này, kiểm toán không thể xem xét việc dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn theo quy định. Và do hạn chế phạm vi soát xét, kiểm toán cũng không thể đưa ra kết luận về ảnh hưởng của khoản đầu tư nêu trên đến các khoản mục của báo cáo tài chính.

Trước ý kiến ngoại trừ của kiểm toán, phía SPD giải trình rằng Công ty đã nhiều lần gửi công văn đến CTCP Đầu tư New City Seadanang về việc yêu cầu cung cấp báo cáo tài chính nhằm đánh giá giá trị khoản đầu tư. Tuy nhiên đến nay, công ty vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính của các năm 2020, 6 tháng đầu năm 2021 của CTCP Đầu tư New City Seadanang. Bên cạnh đó, CTCP Đầu tư New City Seadanang chưa được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán và cũng không có các nguồn thông tin về báo cáo tài chính trên website.

Không có khả năng trả nợ ngân hàng, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của FTM

Kiểm toán cho rằng khả năng hoạt động liên tục của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HOSE: FTM) phụ thuộc vào việc gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp đồng thời còn phụ thuộc vào việc cơ cấu lại các khoản đầu tư của công ty. Vì vậy, các điều kiện này cho thấy các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Khép lại 6 tháng đầu năm, FTM tiếp tục lỗ ròng hơn 94 tỷ đồng chủ yếu do doanh thu không đủ bù đắp chi phí lãi vay và chi phí vận hành cùng với hơn 44 tỷ đồng chi phí khấu hao tài sản cố định và khấu hao lương vượt định mức. Theo đó, công ty tăng lỗ lũy kế từ hơn 196 tỷ đồng lên hơn 290 tỷ đồng.

Chuyện soát xét BCTC quý II/2021 (bài 2): Kiểm toán và những ý kiến ngoại trừ

Cuối quý II/2021, các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn có giá trị tổng cộng gần 968 tỷ đồng - chiếm đến 61% tổng tài sản trong đó các khoản phải thu ngắn hạn xấp xỉ mức đầu năm và các khoản phải thu dài hạn tăng 58%.

FTM có hơn 874 tỷ đồng nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn - chiếm gần 64% tổng nợ phải trả.

Đáng chu ý, tại báo cáo soát xét bán niên năm 2021 của FTM, kiểm toán đưa ra kết luận ngoại trừ đối với khoản lỗ hơn 94 tỷ đồng, các khoản vay ngân hàng quá hạn thanh toán số tiền gần 464 tỷ đồng tại thuyết minh số 20 và lãi vay ngân hàng quá hạn thanh toán chưa được gia hạn nợ số tiền gần 233 tỷ đồng tại thuyết minh số 18.

SRT "thanh minh" về ý kiến ngoại trừ trên báo cáo tài chính bán niên?

Sau khi đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ trong báo cáo tài chính bán niên 2021, mới đây, CTCP Vận tải Đường sắt Sài Gòn (UpCOM: SRT) đã có văn bản giải trình về ý kiến ngoại trừ đã được nêu.

Cụ thể, đơn vị kiểm toán đã có ý kiến ngoại trừ về việc SRT chưa trích lập dự phòng cho số nợ phải thu gần 23 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán của CTCP Đầu tư Thương mại và Đường sắt Đông Dương đồng thời không ghi nhận gần 6 tỷ đồng doanh thu cùng hơn 594 triệu đồng thuế GTGT từ việc cho công ty này thuê mặt bằng trong 6 tháng đầu năm 2021.

Ngoài ra, SRT cũng chưa hạch toán tiền thuê đất 6 tháng đầu năm 2021 và khoản tiền phạt chậm nộp chi phí thuê đất năm 2019 và năm 2020 cho Cục thuế TP. Đà Nẵng liên quan đến địa chỉ số 200 Hải Phòng, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.

Giải trình cho các vấn đề trên, SRT cho biết vào tháng 6/2019, UBND TP. Đà Nẵng đã có văn bản điều chỉnh giá đất tại địa chỉ số 200 và 200A, đường Hải Phòng. Theo đó, giá thuê đất tại 2 khu đất này tăng từ 6 - 8 lần so với trước điều chỉnh, dẫn đến số tiền thuê đất phải nộp vượt quá khả năng của công ty. Vì vậy, SRT chưa trích lập dự phòng khoản nợ của Đường sắt Đông Dương, cũng như chưa hạch toán các khoản mục liên quan.

Bên cạnh ý kiến ngoại trừ liên quan đến khu đất tại Đà Nẵng, đơn vị kiểm toán cũng có ý kiến về việc SRT chưa trích lập dự phòng giá trị hàng tồn kho không sử dụng tại ngày 30/6/2021 theo quy định.

Đối với ý kiến này, SRT cho biết hàng tồn kho được nêu chủ yếu là các chủng loại toa xe và thiết bị sử dụng liên quan, tuy nhiên do số lượng không nhiều nên 6 tháng đầu năm 2021 Công ty không phát sinh thay thế, sửa chữa. Ngoài ra, công ty vẫn có nhu cầu sử dụng nên không trích lập dự phòng.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của SRT đạt hơn 516 tỷ đồng, - giảm gần 26% so với cùng kỳ. Tuy nhiên do lãi gộp thấp hơn chi phí phát sinh dẫn đến công ty lỗ sau thuế gần 24 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 59 tỷ đồng).

HU1 thoát lỗ sau soát xét, công ty con tạm dừng hoạt động

Theo báo cáo tài chính soát xét nửa đầu năm 2021, CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD1 (HOSE: HU1) ghi nhận lãi ròng đạt gần 874 triệu đồng trong khi báo cáo tự lập lỗ hơn 2,8 tỷ đồng.

Nguyên nhân được lý giải là do trong kỳ HU1 có trích khoản dự phòng phải thu lâu ngày với Công ty HUD1.02 với số tiền 4,7 tỷ đồng. Đây là Công ty con của HU1 nên trong báo cáo tài chính hợp nhất không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Chuyện soát xét BCTC quý II/2021 (bài 2): Kiểm toán và những ý kiến ngoại trừ

So với cùng kỳ, doanh thu thuần của HU1 tăng 62% đạt 261 tỷ đồng. Ngược lại, lãi ròng lại giảm 52% xuống chỉ còn 874 triệu đồng. Theo HU1, trong thời gian qua, do khó khăn từ dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao so với cùng kỳ.

Hơn nữa, để đảm bảo an toàn cho các khoản phải thu có ít khả năng thu hồi, trong kỳ HU1 đã trích lập dự phòng một số khoản phải nợ phải thu khó đòi số tiền là 4,7 tỷ đồng dẫn tới lợi nhuận nửa đầu năm giảm so với cùng kỳ.

Về cơ cấu nguồn vốn, tính đến cuối tháng 6, nợ phải trả giảm 13%, ghi nhận gần 678 tỷ đồng. Trong đó, người mua trả tiền trước ngắn hạn chiếm 59% tổng nợ, ghi nhận hơn 398 tỷ đồng (giảm 3%), dư nợ vay ngắn hạn gần 72 tỷ đồng (giảm 27%) và không ghi nhận nợ dài hạn.

Điểm đáng chú ý, tại báo cáo tài chính bán niên 2021 của HU1, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến ngoại trừ về các khoản nợ phải thu và nợ phải trả.

Cụ thể, do hạn chế thông tin về khả năng thanh toán của các khoản nợ phải thu lâu ngày với giá trị hơn 69 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2021, kiểm toán không thể đánh giá được số phải trích lập dự phòng phải trích lập cho các khoản nợ phải thu.

Ngoài ra, do hạn chế thông tin về hiện trạng các khoản nợ phải trả lâu ngày với giá trị hơn 16 tỷ đồng, kiểm toán cũng không thể đánh giá được các điều chỉnh có liên quan đến các khoản nợ phải trả này.

Theo kiểm toán, công ty con của HU1 là HUD1.02 đã dừng hoạt động, số liệu được sử dụng để lập báo cáo tài chính hợp nhất là số liệu trên báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2020 chưa được kiểm toán. Giá trị tổng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của HUD1.02 lần lượt là 99 tỷ đồng, 84 tỷ đổng và gần 15 tỷ đồng.

Theo giải trình của HU1, đến nay, tất cả các bản đối chiếu công nợ các khoản nợ phải thu, phải trả của HU1 đã được gửi đến các khách hàng phát sinh công nợ và đang tiến hành đối chiếu số liệu. HU1 sẽ thu hồi trong thời gian sớm nhất và tiếp tục cung cấp cho Công ty kiểm toán.

Về phía Công ty con HUD1.02, HU1 cho biết đơn vị này đã tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh và thị trường bất động sản trong thời gian qua nên khó khăn về nguồn việc làm, chỉ đang làm thanh quyết toán các công việc dở dang nên số liệu được sử dụng trên báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2021 là số liệu chưa được soát xét.

Thủy điện Gia Lai (GHC) sắp chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 1/2021 tỷ lệ 25% bằng tiền

Với hơn 31,77 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Thủy điện Gia Lai sẽ chi hơn 79 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt này ...

Angimex tạm hoãn trả cổ tức 30% sang năm sau để bổ sung vốn kinh doanh

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex – Mã: AGM) cho biết sẽ tạm hoãn chi trả cổ tức tiền mặt năm 2020 để tập ...

Vạn Phát Hưng muốn tăng vốn Bất động sản Nhà Bè lên 1.000 tỷ đồng

Ngày 16/8, HĐQT của CTCP Vạn Phát Hưng (Mã: VPH) đã thông qua việc góp vốn để tăng vốn điều lệ cho CTCP Bất động ...

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm