Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu thêm 3 năm

Cập nhật: 15:56 | 30/03/2022 Theo dõi KTCK trên

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.

5207-ny-xyu
Ảnh minh họa

Cụ thể, Nghị quyết 45/NQ-CP thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Theo Nghị quyết, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng để trình Quốc hội theo quy định, bảo đảm chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả, kịp thời, đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, dự thảo đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 đến ngày 15/8/2025, tức kéo dài thêm 3 năm so với thời hạn hiện tại.

Ngân hàng Nhà nước lý giải về đề xuất trên do trong gần 5 năm áp dụng Nghị quyết số 42, công tác xử lý nợ xấu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2021, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 368.900 tỷ đồng (không bao gồm nợ xấu xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro).

Ngoài ra, số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý thu hồi trong giai đoạn từ ngày 15/8/2017 đến cuối năm 2021 đạt trung bình khoảng 6.920 tỷ đồng/tháng, cao hơn 3.940 tỷ đồng/tháng so với giai đoạn trước khi có Nghị quyết số 42 (giai đoạn năm 2012 - 2017).

Bế mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Sau gần hai ngày làm việc, sáng 29/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hội ...

Những chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực từ tháng 4/2022

Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, Lao động ngành du lịch được hỗ trợ học nghề 1,5 triệu đồng/tháng, Áp dụng hoá ...

Lượng tiền mặt trong nền kinh tế tăng đột biến chỉ trong 1 tháng

Lượng tiền mặt trong lưu thông tăng thêm 307.410 tỷ đồng trong tháng 1/2022, tương đương tăng hơn 20% so với đầu năm.

Thùy Dung

Tin cũ hơn
Xem thêm