An Giang: Doanh nghiệp khổ sở làm dự án, cò đất "nhăm nhe" găm đất thổi giá

Cập nhật: 14:03 | 10/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Những bất cập về chủ trương, chính sách đất đai… đang trở thành rào cản, ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư cũng như khả năng cải thiện PCI của các địa phương nói chung trong đó, câu chuyện về tiếp cận đất đai tại tỉnh An Giang đang là một ví dụ điển hình.

an giang doanh nghiep kho so lam du an co dat nham nhe gam dat thoi gia

Sốt đất Quảng Bình và bài toán "hạ sốt"

an giang doanh nghiep kho so lam du an co dat nham nhe gam dat thoi gia

Hậu sốt đất Đà Nẵng, Quảng Nam: Hé lộ nguyên nhân khiến các nhà đầu tư "ném tiền qua cửa sổ"

an giang doanh nghiep kho so lam du an co dat nham nhe gam dat thoi gia

Sốt đất Tây Ninh: Thực hư thông tin huyện Trảng Bàng sắp lên thị xã

Dự án Khu đô thị Golden City An Giang bị chậm tiến độ do vướng chủ trương, cò thổi giá đất...

Liên quan tới vấn đề nêu trên, ông Bùi Đình Quý - Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Thương mại Đông Á, một doanh nghiệp ngoài tỉnh đầu tư tại An Giang nhận định: An Giang là một tỉnh có chỉ số PCI xếp vào loại khá ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, chỉ số thành phần về tiếp cận đất đai vẫn còn khá khiêm tốn chính là rào cản làm ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư.

an giang doanh nghiep kho so lam du an co dat nham nhe gam dat thoi gia
Vì sợ người dân và “cò” thâu tóm đất để “thổi giá”, một số doanh nghiệp phải âm thầm lặng lẽ thực hiện quy hoạch mà không dám công bố

Cụ thể, khi doanh nghiệp làm thủ tục xin chủ trương đầu tư dự án, hàng loạt các phát sinh với khối lượng công việc khổng lồ đã đè lên vai doanh nghiệp như vướng chủ trương, chính sách có nhiều thay đổi trong khi lãnh đạo tỉnh chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời.

Đó cũng là câu chuyện tưởng như mới nhưng rất cũ tại TP. HCM thời gian vừa qua khi hàng loạt doanh nghiệp, hàng trăm dự án bị chậm tiến độ, bị đình trệ chỉ vì một lỗi văn bản, lỗi dùng tư trong khi lãnh đạo không có những giải thích kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tại An Giang, khó khăn lớn nhất hiện nay mà các doanh nghiệp gặp phải là vấn đề đền bù giá đất cho người dân. Cùng với đó, nạn cò đất hoành hành. Thêm nữa, một số thành phần là “cò” với “chiêu” quen thuộc là đầu cơ mua đất trước khi doanh nghiệp đền bù giải phóng mặt bằng.

Cũng theo ông Quý, nếu chỉ tính riêng công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), thì doanh nghiệp phải mất vài năm để thực hiện công việc này, chưa kể vấn đề phát sinh về thời gian nêu trên làm ảnh hưởng tới chi phí cơ hội, thị trường…

“Đáng lẽ ra những vấn đề này thay vì chính quyền địa phương phối hợp với doanh nghiệp đứng ra đền bù GPMB, thì nay doanh nghiệp lại phải tự thỏa thuận với người dân để tạo quỹ đất sạch với số lượng lên tới hàng chục hecta trước khi đầu tư dự án là hết sức bất cập” - ông Quý bức xúc.

Tương tự, ông Trương Vĩnh Thành – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai cho rằng: Chúng tôi là một doanh nghiệp tại địa phương hoạt động đa ngành nghề, trong đó có nhiều dự án liên quan đến phát triển đô thị và nhà ở gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận đất đai. Đơn cử, khi thực hiện dự án nằm trong quy hoạch mà tỉnh đã quy hoạch, doanh nghiệp vẫn phải tự thỏa thuận với dân về giá đất để GPMB.

Mặc dù đất nằm trong quy hoạch nhưng người dân vẫn thoải mái giao dịch mua bán, sang tên, đổi chủ (trừ trường hợp nhà nước có quyết định thu hồi đất). Điều này dẫn tới việc cò đất thâu tóm đất để “làm giá” khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc GPMB để triển khai dự án.

“Điều bất cập nữa là, cùng với chính sách đất đai nhưng mỗi địa phương lại có một phương thức thực hiện khác nhau. Có địa phương thì chính quyền địa phương phối hợp với doanh nghiệp đứng ra GPMB, nhưng An Giang thì lại không thể làm thế, do đó, điều này đã ảnh hưởng ít nhiều tới môi trường đầu tư của An Giang”, ông Thành chia sẻ.

Tương tự, một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang cũng cho biết: Hiện tại doanh nghiệp đang triển khai một trung tâm thương mại dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh với quy mô 87,92 ha, vốn đầu tư 2.408 tỷ đồng.

Tuy nhiên vì sợ người dân và “cò” thâu tóm đất để “thổi giá” nên doanh nghiệp phải âm thầm lặng lẽ thực hiện quy hoạch mà không dám công bố. Việc làm dự án danh chính nhưng ngôn không thuận khiến doanh nghiệp trên hết sức khó chịu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng cho biết, trong hoàn cảnh như trên, việc cắn răng, bặm miệng để tránh động rừng cò có thể chấp nhận được chấp nhận, mặc dù biết như thế là khó chịu.

Liên quan những bất cập nêu trên, bà Nguyễn Thị Minh Thúy - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Thực hiện chủ trương chung của tỉnh là hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh An Giang, Sở Xây dựng đã phối hợp với các Sở ngành liên quan hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hồ sơ, thủ tục pháp lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, thời gian qua theo phản ánh của một số ít nhà đầu tư là giá đất để thực hiện thỏa thuận nhận chuyển nhượng trong khu vực dự án giữa nhà đầu tư và các hộ gia đình, cá nhân là tương đối cao. Chính vì thế, một số dự án phải xin gia hạn thời gian thực hiện để tiếp tục thực hiện thỏa thuận bồi thường, điển hình như Dự án Khu đô thị Golden City An Giang, do Công ty CP Dịch vụ và Thương mại Đông Á làm chủ đầu tư.

“Việc hỗ trợ đền bù GPMB, trên thực tế chưa được địa phương quan tâm hướng dẫn nên nhà đầu tư gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Bên cạnh đó, khi một số hộ dân không đồng tình với giá đền bù đã gây chậm trễ và làm lỡ cơ hội của nhà đầu tư”, bà Thúy cho biết.

Quân Vương

Tin cũ hơn
Xem thêm